Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tư duy cũ mòn kìm hãm tham vọng của bóng đá Trung Quốc

Thăng tiến bằng con đường học vấn hay đổi đời bằng nghiệp cầu thủ? Nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc những ngày này đã có chọn lựa dứt khoát cho con cái của họ.

Trong tư duy truyền thống các bậc phụ huynh Trung Quốc, họ không nhìn thấy tương lai sáng sủa chờ đợi con mình nếu theo nghiệp bóng đá. Có người cho rằng bóng đá làm xao nhãng việc học bọn trẻ. Về lâu dài, điều này đe dọa giấc mơ World Cup của đất nước nghìn triệu dân.

Ai cũng biết Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố ba mục tiêu lớn với quốc gia. Đầu tiên là đăng cai World Cup, tiếp theo phải lọt vào vòng chung kết giải đấu và sau cùng trở thành nhà vô địch. Tham vọng đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hàng triệu trẻ em luyện tập bóng đá ở các lò đào tạo và trường học.

Bong da Trung Quoc ‘kho’ vi tu duy cu ky anh 1
Nhiều bậc phụ huynh không muốn con trẻ theo nghiệp bóng đá. 

Thế nhưng giấc mộng của Trung Quốc đang vấp phải rào cản rất lớn.  Nhiều bậc phụ huynh không muốn những đứa trẻ theo nghiệp cầu thủ.  

Mặc cho Tom Byer, một HLV bóng đá, cố thuyết phục một tinh thần minh mẫn chỉ xuất hiện trong một cơ thể khỏe mạnh, theo đó tập luyện bóng đá sẽ hỗ trợ rất nhiều về học vấn. Nhưng điều đó là vô nghĩa. Cuộc khảo sát trên mạng chỉ ra nhiều gia đình không tìm thấy sự liên quan nào giữa chơi bóng đá và học hành với con họ.

"Đang tồn tại một thách thức chung về tư duy của người lớn. Họ cho rằng tham gia tập luyện bóng đá chỉ làm xao lãng con đường học vấn con cái mình" 

Tom Byer, HLV phụ trách chương trình đào tạo bóng đá trẻ Trung Quốc, chia sẻ.

Anh Song Feng, 41 tuổi, cho biết ưu tiên lớn nhất với cậu con trai 11 tuổi vẫn là học vấn, còn bóng đá giống như sở thích. Một ông bố khác tên Gao Fei thừa nhận "không muốn con trai trở thành cầu thủ vì nền bóng đá Trung Quốc không tốt".

Tư duy truyền thống của những bậc phụ huynh không muốn con cái theo nghiệp bóng đá. Điều này ảnh hưởng đến giấc mộng hóa siêu cường của Trung Quốc. Rất nhiều lò đào tạo được mọc lên để trở thành nơi ươm mầm cho lứa cầu thủ nhí, tuy nhiên tất cả sẽ "đổ sông đổ biển" nếu không có người tham gia tập luyện.

Bong da Trung Quoc ‘kho’ vi tu duy cu ky anh 2
Bóng đá Trung Quốc đang gặp khó khăn từ khâu đào tạo trẻ vì chính tư duy người dân nước họ.

Trước tình cảnh đó, truyền thông Trung Quốc vào cuộc. Trang Sohu dẫn lời nhà tâm lý Albert Camus người Pháp và nhà vật lý Niels Bohr người Đan Mạch phân tích thi đấu bóng đá và học vấn hoàn toàn có sự tương tác.

"Chơi bóng đồng nghĩa việc học bị bỏ lại phía sau? Các bậc phụ huynh và giáo viên làm ơn tỉnh giấc đi. Đừng lãng phí tương lai bọn trẻ", Sohu viết.

Tuy nhiên, tồn tại trong lòng Trung Quốc đang xuất hiện cuộc chiến âm ỉ giữa một bên muốn kích thích trẻ em chơi bóng và phần còn lại quyết liệt theo con đường học vấn. Nhiều gia đình cổ xúy những đứa trẻ chọn cánh cửa Đại học thay vì theo nghiệp quần đùi áo số không tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Tham vọng của Trung Quốc còn đối mặt với trở ngại thời gian khi đào tạo bóng đá trẻ cần chặng đường rất dài. Trong khi đó, xuất phát điểm của họ lại rất thấp. ĐTQG nước này đứng hạng 83 thế giới, sau cả Antigua và Barbuda, với dân số chỉ 86,295 người.

Bong da Trung Quoc ‘kho’ vi tu duy cu ky anh 3
Bóng đá Trung Quốc rồi sẽ đi về đâu nếu một nhà lãnh đạo đất nước khác lên thay Chủ tịch Tập Cận Bình thích bóng rổ?

Người Trung Quốc từ đầu cũng không có một tình yêu cuồng nhiệt với bóng đá. "Bất kể chính phủ đổ bao nhiêu tiền đầu tư đi nữa, bóng đá vẫn không chiếm được tình cảm người dân", Rowan Simons, nhà văn viết bóng đá kiêm sáng lập CLB bóng đá tư nhân ở thủ đô Bắc Kinh, ngao ngán nói.

Ông Rowan Simons còn tiết lộ thêm đào tạo bóng đá ở Trung Quốc như ép buộc học viên và buộc chúng vào một quy chế quân ngũ. Họ không mang đến cảm xúc mãnh liệt cho bọn trẻ khi tập luyện với bóng đá. Ở những quốc gia khác, nụ cười luôn nở trên môi các cầu thủ nhí khi đá bóng.

Một lý do khác khiến giấc mộng vương quyền của bóng đá Trung Quốc có nguy cơ đổ vỡ nằm ở sự bất ngờ của tương lai. "Nếu nhà lãnh đạo tiếp theo không thích bóng đá, lúc đó có lẽ bóng rổ lên ngôi và siêu sao Yao Ming sẽ trở thành người dẫn lối mới", Mark Dreyer của China Sports Insider bình luận.

Bóng đá Trung Quốc khó 'hóa rồng' dù đầu tư hàng tỷ USD

Người Trung Quốc hy vọng sản sinh ra lứa cầu thủ hàng đầu thế giới trong tương lai. Họ thực hiện điều đó bằng cách xây dựng hàng ngàn học viện bóng đá.


Nguyên Trí (Theo AFP)

Ảnh: Getty Images.

Bạn có thể quan tâm