Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tu chỉnh Hiến chương Phật giáo để xác định quyền tài sản của tăng ni

Trong kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 9, Giáo hội sẽ tu chỉnh Hiến chương để phù hợp hơn với luật pháp hiện hành, đồng thời quy định rõ quyền tài sản của tăng ni.

Thông tin trên được nêu tại cuộc họp báo chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9, dự kiến được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức ngày 28 và 29/11.

Tại họp báo, hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN, cho biết Đại hội Phật giáo lần này sẽ tu chỉnh Hiến chương giáo hội để đáp ứng theo những thay đổi của pháp luật hiện hành và tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của tăng ni, phật tử.

Hiến chương được tu chỉnh sẽ làm rõ các vấn đề về tổ chức tôn giáo trực thuộc, ban quản trị chùa, pháp nhân phi thương mại, quyền sở hữu tài sản...

Kế hoạch tu chỉnh hiến chương được đưa ra trong bối cảnh hiến chương hiện hành tồn tại từ trước khi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo có hiệu lực, đồng thời Luật Đất đai mới cũng sắp được ban hành.

Giao hoi Phat giao anh 1

Hòa thượng Thích Huệ Thông chia sẻ về kế hoạch tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân.

Hòa thượng Thích Huệ Thông cho biết vấn đề tài sản của tăng ni chưa được quy định cụ thể trong hiến chương trước đây, nhưng hiến chương sắp tới sẽ quy định rất rõ để tránh tình trạng sử dụng tiền của Tam bảo làm của riêng.

"Một cá nhân đương nhiên có quyền tài sản, nhưng nếu tăng ni đó đang ở chùa, đang làm trụ trì thì vị đó phải chứng minh được tài sản này là của riêng. Ví dụ tài sản do cha mẹ cho, anh chị em cho hay một người phật tử cúng dường riêng. Nếu không chứng minh được thì toàn bộ tài sản đó là của tam bảo", hòa thượng Thích Huệ Thông khẳng định.

Quá trình tu chỉnh hiến chương, Giáo hội có tham khảo chi tiết với Ban Tôn giáo Chính phủ để đảm bảo vừa phù hợp với giới luật của đạo Phật, vừa phù hợp luật pháp của Nhà nước.

Đề cập đến những điều chỉnh của Hiến chương theo Luật Đất đai, hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, nêu ví dụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước đây chỉ có 3 cấp hành chính là Trung ương Giáo hội, Ban trị sự các tỉnh, thành và Ban trị sự các huyện. Sắp tới thêm cấp cơ sở tự viện (chùa), điều này giúp cho các ngôi chùa - dù là cấp nhỏ nhất - vẫn có tư cách pháp nhân về mặt quyền sử dụng đất đai, được sở hữu con dấu...

Đại diện Giáo hội cho biết thêm các chùa, tự viện sẽ được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai, nhưng sổ đỏ sẽ đứng tên ngôi chùa chứ không đứng tên của cá nhân.

Từ thời điểm Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1981, Hiến chương Giáo hội đã trải qua 6 lần thay đổi. Bản Hiến chương mới nhất gồm 13 chương và 71 điều, được thông qua năm 2017 tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017 – 2022).

Cũng trong chương trình của Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 9, hòa thượng Thích Trí Quảng sẽ được chính thức suy tôn thành Đức đệ tứ pháp chủ của Giáo hội. Trước đó, sau khi Đức đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ Viên Tịch, hòa thượng Thích Trí Quảng đã được suy cử làm Quyền pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9, nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ diễn ra ngày 28-29/11 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), với sự tham dự của 1.091 đại biểu chính thức.

Với chủ đề “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9 là một sự kiện quan trọng được tiến hành theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 'Cúng dường ở chùa Ba Vàng là chưa chuẩn'

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết cúng dường ở chùa Ba Vàng những ngày qua là chưa chuẩn.

Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm