Khi sức nóng thể thao lan nhanh chóng mặt và đóng vai trò không nhỏ trong lòng người hâm mộ toàn thế giới thì cuộc đàm phán bản quyền các mùa giải trở nên lâu hơn, kịch tính hơn.
Câu chuyện bản quyền cam go
Bóng đá được xem là môn thể thao vua khi thu hút sự quan tâm hầu như toàn thế giới. Với vị thế trong lòng người hâm mộ, câu chuyện bản quyền phát sóng các giải bóng lớn vì thế cũng khó nhằn hơn qua từng năm. Dễ thấy nhất là World Cup, khi khán giả háo hức chờ đón những trận cầu nảy lửa của giải đấu lớn nhất hành tinh thì các nhà đài phải “sốt vó” đàm phán để có được bản quyền phát sóng.
Môn thể thao vua ngày càng thu hút sự quan tâm của người hâm mộ. |
Sự phát triển nhanh chóng của bóng đá chính là con gà đẻ trứng vàng cho bên phân phối bản quyền World Cup. Ai cũng dễ dàng nhận ra điều này khi nhìn vào con số qua từng giai đoạn: Năm 2006, Việt Nam chỉ tốn 2 triệu USD để sở hữu bản quyền giải đấu. Con số ấy lần lượt tăng lên thành 2,7 và 7 triệu USD vào các năm 2010 và 2014.
Và gần nhất, bản quyền World Cup chưa bao giờ thu hút sự quan tâm của người Việt đến vậy, nguy cơ người hâm mộ không được theo dõi mùa giải là rất lớn khi việc thương lượng bản quyền trở nên khó khăn hơn. Câu chuyện càng trở nên cao trào bởi thông báo nhà đài có thể lỗ tới 90% và tuyên bố không tiếp tục mua bản quyền. Thương vụ đàm phán này đã ngốn nhiều giấy mực và ý kiến bình luận của người đọc đến phút chót.
Cuối cùng, người hâm mộ có thể thở phào khi bản quyền phát sóng World Cup đã nằm trong tay Đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, con số để đạt được thỏa thuận này cũng khiến khán giả hoa mắt - 15 triệu USD.
Ngày 21/8, bản quyền phát sóng ASIAD cũng chính thức đạt được thỏa thuận. Tuy không quy mô như mùa bóng lớn nhất hành tinh, sự quan tâm của người hâm mộ Việt cho giải đấu khu vực lần này chưa bao giờ giảm nhiệt. Nhất là khi có sự góp mặt của đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam.
Tháo nút thắt từ cú bắt tay cùng doanh nghiệp
Bản quyền phát sóng luôn trở thành câu chuyện được quan tâm hàng đầu trước mỗi mùa giải, sức nóng của nó cũng không khác gì một trận cầu nảy lửa. Vì khi đã có được bản quyền trong tay, khán giả có thể thoải mái tận hưởng đam mê. Ngược lại, cuộc đàm phát thất bại coi như cả giải đấu ấy với người hâm mộ sẽ không trọn vẹn.
Tập đoàn Viettel đồng hành cùng người hâm mộ ở cả World Cup và ASIAD. |
Đằng sau thông tin cập nhật về mua bán bản quyền của nhà đài thì doanh nghiệp đứng sau sự thành công của những thương vị cam go này được khán giả quan tâm không kém. Viettel trở thành một trong hai cái tên nóng nhất trong vai trò đồng tài trợ, góp công đưa các giải đấu được khán giả Việt quan tâm lên sóng truyền hình.
Mới đây nhất, bản quyền truyền hình các môn thi đấu tại ASIAD 18 đã chính thức về Việt Nam sau cái bắt tay chiến lược giữa Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Đài truyền hình kỹ thuật số (VTC) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Nhưng điều người hâm mộ Việt ngạc nhiên hơn là sự bình thản của tập đoàn khi bỏ ra số tiền lớn góp phần mang về bản quyền. Điều này được xem như hoạt động cộng đồng thường xuyên được Viettel tổ chức.
“Chúng tôi biết rằng rất nhiều người hâm mộ Việt Nam đang mong chờ bản quyền truyền hình ASIAD 2018 để được xem trực tiếp các vận động viên nước nhà tranh tài. Đồng hành cùng VTC và VOV phát sóng các môn thi đấu của đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD 2018 xuất phát từ trách nhiệm của Viettel với cộng đồng. Việc này là một trong nhiều hoạt đông vì cộng đồng mà Viettel đã và sẽ tiếp tục thực hiện thường xuyên”, đại diện Viettel cho biết.
Với mục tiêu vì cộng đồng, Viettel ngày càng được lòng người hâm mộ Việt. Ảnh: Minh Chiến. |
Từ đây, Viettel dường như chiếm được cảm tình nhiều hơn từ người hâm mộ Việt. Cái tên Viettel không chỉ được nhắc đến như doanh nghiệp lớn của Việt Nam mà còn có vai trò là nhà đồng tài trợ các giải đấu lớn và đơn vị vì cộng đồng.
Trước đó, Viettel đã ghi dấu trên thương trường với những cột mốc ấn tượng. Điển hình như thương hiệu Viettel tại Myanmar vượt mốc 2 triệu thuê bao sau hơn một tháng khai trương. Đây là thị trường đạt con số 2 triệu thuê bao nhanh nhất trong lịch sử Viettel trên toàn cầu.
Tính đến nay, Viettel sở hữu khoảng 100 triệu khách hàng, trở thành một trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Tập đoàn Viettel đã phát triển nhiều ngành nghề mới như ngành Công nghiệp Điện tử viễn thông, ngành Công nghiệp Vũ khí công nghệ cao, ngành Công nghiệp An ninh mạng…
Ở các thị trường đầu tư, Viettel cũng luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Điển hình như tại Timor Leste, Telemor (thương hiệu Viettel tại Timor Leste) cũng là nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ OTT - TV. Chỉ sau hơn một tháng triển khai Telemor đã có hơn 35.000 khách hàng sử dụng dịch vụ này, giúp người dân đất nước này cũng có điều kiện xem các trận bóng của đất nước mình tại các giải đấu lớn qua thiết bị di động.
Tính đến cuối tháng 6, trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, 8/10 thị trường quốc tế của Tập đoàn Viettel đã kinh doanh có lãi. Các thị trường này bao gồm: Peru, Campuchia, Lào, Haiti, Burundi, Đông Timor, Mozambique và Cameroon. Trong đó, 3 thị trường đã hoàn vốn đầu tư (Lào, Campuchia, Đông Timor) và đứng số một tại thị trường về mạng lưới viễn thông, đã thu về gấp 4-5 lần giá trị vốn đầu tư.