Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Từ 1/3, đấu thầu vàng miếng với giá giảm dần qua từng phiên

Nếu đúng công suất, mỗi đợt gia công vàng miếng 10 ngày sẽ có khoảng 800.000 lượng và không thị trường nào có thể tiêu thụ nổi.

Từ 1/3, đấu thầu vàng miếng với giá giảm dần qua từng phiên

Nếu đúng công suất, mỗi đợt gia công vàng miếng 10 ngày sẽ có khoảng 800.000 lượng và không thị trường nào có thể tiêu thụ nổi.

Trong lễ ký kết hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn-SJC hôm 26/2, Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối Nguyễn Quang Huy cho biết, dự kiến 1/3, hoạt động đấu thầu sẽ được thực hiện rộng rãi với doanh nghiệp. Vàng để đấu thầu là vàng SJC 1 lượng, các loại lẻ chỉ khác như 1 chỉ, 2 chỉ hay 5 chỉ, doanh nghiệp vẫn được.

 
 Dự kiến mỗi đợt đấu thầu dập đúc vàng miếng sẽ có khoảng 800.000 lượng được tung ra thị trường.

Theo Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối, cơ chế đấu thầu là vấn đề kỹ thuật. Mức giá đấu thầu sẽ được tính toán theo hướng giảm dần qua các phiên để hướng đến mục tiêu cuối là thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. “Ngân hàng Nhà nước đã có buổi trao đổi kỹ thuật với đại diện một số công ty vàng và ngân hàng. Về nguyên tắc, có thể giao vàng trong 2 ngày nhưng khi thực hiện sẽ giao vàng trong 3 tiếng sau khi thanh toán, dự kiến việc đấu thầu sẽ được thực hiện rộng rãi trong ngày 1/3. Sau 30/6, với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, chắc chắn mức chênh lệch sẽ giảm và Ngân hàng Nhà nước sẽ mua vào, đảm bảo giá sát với thế giới, cũng như thanh khoản”, ông Huy tiết lộ. Ngoài ra, theo thông tin từ lãnh đạo vụ Quản lý ngoại hối, đến nay, có 10 ngân hàng, chủ yếu là phía Nam chưa hoàn thành việc tất toán vàng miếng.

"Đã có 300.000 lượng vàng miếng được gia công, từ tháng 8/2012 đến nay. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng tiến hành tạm xuất và tái nhập vàng phi SJC làm 3 đợt với quy mô khoảng 1 tấn. Dự kiến cuối tháng 3, 10 tấn vàng miếng phi SJC sẽ chuyển đổi sang SJC".

 

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.

Hợp đồng cũng nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước sẽ sản xuất vàng miếng SJC từ nguồn vàng nguyên liệu, SJC là công ty sẽ gia công vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước. Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước sẽ là đơn vị giám sát hoạt động này từ phía công ty SJC. Ngược lại, SJC sẽ phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, quy cách sản phẩm.

Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT công ty SJC cho biết, đã chuyển toàn bộ thương hiệu, công nghệ sản xuất vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước để phục vụ việc ổn định thị trường. Ông Dũng cũng cam kết, SJC và Ngân hàng Nhà nước sẽ sản xuất loại vàng miếng có chất lượng tốt nhất Việt Nam cũng như phát triển công nghệ chống vàng giả, nhái.

Chủ tịch SJC cũng bày tỏ quan điểm, công ty này không “vận động hành lang” để được là đơn vị gia công vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước. “Tôi khẳng định không có chuyện SJC lobby để được gia công, từ một doanh nghiệp có thể làm chủ, chúng tôi bỗng dưng thành người gia công”, ông Dũng nói. Cũng theo người đứng đầu SJC, nếu đúng công suất dập ra hiện nay lên tới 80.000 lượng vàng/ngày, trong vòng 10 ngày thì không thị trường nào tiêu thụ nổi. Trước khi đầu tư nguồn máy móc thiết bị, tiến độ gia công của SJC chỉ 10.000 lượng/ngày.

Việc ký kết hợp đồng, theo Phó thống đốc Lê Minh Hưng, là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước chủ động sản xuất vàng miếng, kịp thời điều tiết thị trường. Một số quy chế như giao nhận vàng, giám sát việc gia công vàng miếng của SJC từ nguồn vàng nguyên liệu Ngân hàng Nhà nước sẽ được ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan này cũng sẽ giám sát việc gia công vàng miếng, còn phía công ty gia công là SJC phải chịu trách nhiệm về quy cách, chất lượng, khối lượng.

Lan Anh

Theo Infonet

Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm