Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TT Trump 'đụng độ' chánh án Tòa tối cao vì bình luận về thẩm phán

Tổng thống Trump và Chánh án Tòa tối cao John Roberts đã có mâu thuẫn sau bình luận của ông Trump về "các thẩm phán của Obama" cũng như sự độc lập của hệ thống tư pháp.

Theo AP, sau khi ông Trump có tuyên bố cho rằng những thẩm phán nào phản đối chính sách nhập cư của ông đều là “thẩm phán của Obama”, Chánh án Roberts đã chỉ trích điều này và cho rằng đây là sự hiểu nhầm nghiêm trọng về vai trò tư pháp trong chính phủ.

“Chúng tôi không có thẩm phán của Obama, thẩm phán của Trump, thẩm phán của Bush hay của Clinton”, ông Roberts cho biết trong một thông báo chính thức với AP. “Những gì chúng tôi có là một nhóm những thẩm phán với sự tận tâm phi thường, làm hết sức mình để đảm bảo quyền bình đẳng cho những người đến tòa trước họ. Sự độc lập tư pháp đó là thứ mà tất cả chúng ta nên biết ơn”.

Trump mau thuan Chanh an Toa toi cao anh 1
Chánh án Roberts dẫn đầu 9 thẩm phán Tòa tối cao đến tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump hồi năm 2017. Ngay phía sau ông Roberts là Thẩm phán Anthony Kennedy, người đã nghỉ hưu và được thay thế bởi Thẩm phán Brett Kavanaugh. Ảnh: New York Times.

Động thái bất ngờ này có thể đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa hai người đứng đầu các nhánh của chính phủ Mỹ. Ngay chiều hôm đó, ông Trump đáp trả nhận định của Chánh án Roberts trên Twitter: “Xin lỗi Chánh án Roberts, nhưng đúng là ông có ‘những thẩm phán của Obama’, và họ có một góc nhìn rất khác so với những người đang phụ trách đảm bảo an ninh quốc gia”.

Đây là lần đầu tiên Chánh án Roberts đáp trả một chỉ trích của Tổng thống Trump, mặc dù ông Trump trước đó đã rất nhiều lần công kích các thẩm phán bỏ phiếu chống lại dự luật của ông. Trước đây, việc một tổng thống chỉ trích công khai chánh án Tòa tối cao là hiếm khi xảy ra, và ở chiều ngược lại thì chưa có tiền lệ.

Ông Trump thường không ngần ngại chỉ trích bất cứ ai, nhưng Chánh án Roberts đang cố gắng để tránh những xung đột như này. Tòa tối cao sau sự bổ nhiệm của Thẩm phán Brett Kavanaugh đã xuất hiện những câu hỏi về sự chia rẽ chính trị, với 4 thẩm phán tự do được bổ nhiệm bởi đảng Dân chủ và 5 thẩm phán bảo thủ được bổ nhiệm bởi đảng Cộng hòa. Chánh án Roberts và một số đồng nghiệp đang cố gắng để đẩy lùi quan niệm này.

Không chỉ là chánh án, ông Roberts còn được các chuyên gia cho rằng là người có tư tưởng trung hòa nhất giữa 9 thẩm phán Tòa tối cao vào lúc này. Trước đây vị trí này thuộc về Thẩm phán Anthony Kennedy, nhưng ông Kennedy nghỉ hưu và được thay thế bởi Thẩm phán Kavanaugh, một người có quan điểm bảo thủ hơn.

Thay đổi này khiến cho Chánh án Roberts trở thành người có trách nhiệm và quyền lực rất lớn trong bất cứ quyết định nào của Tòa tối cao, một điều có thể giải thích cho động thái bất ngờ của ông.

Trump mau thuan Chanh an Toa toi cao anh 2
Việc ông Trump bổ nhiệm thành công Thẩm phán Kavanaugh khiến các chuyên gia cho rằng Tòa tối cao đã nghiêng nhiều hơn về phía bảo thủ. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia pháp lý tin rằng việc tranh cãi với ông Trump sẽ không mang lại lợi ích gì cho Chánh án Roberts. Ông Josh Blackman, giáo sư luật tại Đại học Luật Nam Texas cho biết: “Tôi nghĩ về lâu dài hành động này sẽ phản tác dụng. Ông Trump luôn có thể gia tăng sự chỉ trích với nhánh Tư pháp... Tòa án sẽ luôn ở thế yếu hơn”.

Vào ngày 20/11, Tổng thống Trump phàn nàn về việc Thẩm phán Jon Tigar của tòa án Quận San Francisco yêu cầu chính phủ tiếp tục quá trình chấp nhận người xin tị nạn dù họ đi vào nước Mỹ bằng bất cứ cách nào. Chính quyền ông Trump trước đó đã thay đổi chính sách và chỉ chấp nhận người tị nạn ở các cửa khẩu trên biên giới.

Phát biểu trước các phóng viên, ông Trump nói: “Đây là một thẩm phán của Obama. Và tôi nói với các bạn, những điều như thế này sẽ không xảy ra nữa”.

Thẩm phán 85 tuổi của Tòa Tối cao Mỹ nhập viện vì ngã

Ruth Bader Ginsburg, thẩm phán có xu hướng tự do và là người cao tuổi nhất trong số 9 thẩm phán của Tòa Tối cao Mỹ, đã vấp ngã trong phòng làm việc và bị rạn xương sườn.

Người Mỹ tìm đến pháp thuật vì bi quan về tương lai

Khi cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trở nên mù mịt và tương lai ngày càng bất định, bi quan, "thế hệ thiên niên kỷ" ở Mỹ hướng đến phép thuật để giải quyết những bất ổn tinh thần.



Quốc Thăng

Bạn có thể quan tâm