Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TT Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nói 'không' với việc Thụy Điển, Phần Lan vào NATO

Thổ Nhĩ Kỳ đã nói với đồng minh rằng nước này sẽ phủ quyết đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, Tổng thống Tayyip Erdogan nói trong một video trên Twitter.

“Chúng ta sẽ kiên trì chính sách của mình. Chúng ta đã nói với đồng minh rằng ta sẽ nói không với việc Phần Lan và Thụy Điển vào NATO”, ông Erdogan nói trong lúc trả lời phỏng vấn với sinh viên khuya 18/5, theo Reuters.

Ông Erdogan một lần nữa nhắc lại cáo buộc Phần Lan và Thụy Điển chứa chấp, tài trợ và cung cấp vũ khí cho các nhóm bị Ankara liệt vào danh sách “phần tử khủng bố”, đặc biệt là nhóm chiến binh đảng Công nhân Kurd (PKK) và Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG).

Tho Nhi Ky phan doi Thuy Dien,  Phan Lan anh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters.

PKK là tổ chức đấu tranh vũ trang chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1980 và bị Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, EU, Mỹ xem là tổ chức khủng bố.

Trong khi đó, YPG - lực lượng dân quân vũ trang người Kurd từng chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria - bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là mối đe dọa an ninh vì có quan hệ chặt chẽ với PKK.

“NATO là một liên minh an ninh và chúng ta không thể chấp nhận những phần tử khủng bố trong khối”, Tổng thống Erdogan nói.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ lên tiếng phản đối sau khi Thụy Điển và Phần Lan cùng chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào hôm 18/5. Trong khi đó, 2 nước này cần nhận được sự đồng thuận từ tất cả 30 thành viên của NATO, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng ngày 19/5, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Thụy Điển cảnh báo Stockholm phải cắt đứt quan hệ với YPG nếu muốn Ankara chấp nhận đơn xin gia nhập NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu yêu cầu cho Thụy Điển nếu muốn vào NATO

Đại sứ của Ankara tại Stockholm đã cảnh báo Thụy Điển phải cắt đứt quan hệ với lực lượng dân quân Kurd ở Syria, nếu không sẽ tiếp tục phủ quyết việc Thụy Điển gia nhập NATO.

Nguồn cơn tranh cãi của Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ

Thái độ chào đón dòng người tị nạn cùng với thúc đẩy nhân quyền và tôn trọng nhóm người thiểu số của Thụy Điển đã khiến nước này trở thành quê hương của khoảng 100.000 người Kurd.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm