Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Truyền hình trả tiền: Không phải 'cuộc chơi' cho DN nhỏ

"Thị trường truyền hình trả tiền không nền tồn tại quá nhiều những doanh nghiệp nhỏ".

Hội nghị quốc tế về cơ hội phát triển truyền hình trả tiền Việt Nam (Vietnam in view) vừa được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ các thương hiệu truyền hình hàng đầu thế giới, các đơn vị truyền thông quốc tế và Việt Nam.

Tại hội nghị, ông Vũ Tú Thành, chuyên gia thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cố vấn của Hiệp hội truyền hình trả tiền tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương (CASBAA) nhận định, tiềm năng phát triển truyền hình trả tiền tại Việt Nam là rất lớn.

Hội nghị quốc tế về cơ hội phát triển truyền hình trả tiền Việt Nam.
Hội nghị quốc tế về cơ hội phát triển truyền hình trả tiền Việt Nam.

Ông Thành cho biết, Việt Nam có 90 triệu dân, có hơn 20 triệu thuê bao tivi, tốc độ xâm nhập thị trường truyền hình mới đạt 25% dân số, trong khi ở các nước trong khu vực mức độ xâm nhập thị trường truyền hình trả tiền vào khoảng 31,8%.

Cách đây vài năm thuê bao truyền hình ở mức độ rất khiêm tốn, đến nay số lượng thuê bao tăng ấn tượng 100% từ 2010 đến năm 2012 và đạt 6,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền vào cuối năm 2013. Với chỉ hơn 6 triệu thuê bao, ông Thành tiềm năng của thị trường truyền hình trả tiền còn rất lớn, nhưng đây cũng là thách thức với các cơ quan quản lý nhằm tạo ra các cơ chế mới để có bước phát triển nhanh và bền vững cho thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam. 

Tại hội nghị, đa số ý kiến đánh giá cao tiềm năng của truyền hình trả tiền, song không phủ nhận thị trường nãy đã và đang phải đối mặt với nhiều bài toán như vấn đề sở hữu trí tuệ, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đảm bảo chất lượng nội dung.

Ngoài ra, theo ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, bên cạnh những thách thức trên, thì việc đối mặt với sự xuất hiện của các truyền hình OTT khiến truyền hình trả tiền gặp không ít khó khăn.

Ông Cường cũng cho hay thị trường hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt, nhiều doanh nghiệp thực hiện những chiêu khuyến mại xấu. Đơn cử như việc thu hút thuê bao dịch vụ của đối thủ sang dùng dịch vụ của mình thì sẽ được khuyến mãi 3-6 tháng thuê bao…

Theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Tấn, Phó giám đốc công ty VASC (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam), đơn vị cung cấp MyTV cho rằng, phát triển thị trường truyền hình trả tiền không nền tồn tại quá nhiều những doanh nghiệp nhỏ. Bởi việc số lượng thuê bao ít, quy mô nhỏ sẽ khiến doanh nghiệp đó hoạt động không hiệu quả, thua lỗ và lãng phí tài nguyên của quốc gia. “Thị trường Việt Nam đang dần hình thành theo hướng các doanh nghiệp lớn mua lại thuê bao và chính các doanh nghiệp cung cấp thuê bao thấp đó”, ông Tấn nói.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Nguyên Hạnh, Tổng giám đốc công ty TNHH Truyền Thông và Giải Trí Q.net cho rằng: Việc sáp nhập về sở hữu là xu hướng tất yếu, việc cân đối chi thu làm cho người ta phải hợp tác với nhau.

Bà Hạnh cho rằng, quá trình sáp nhập diễn ra trong những năm gần đây đã có tác động tích cực tới thị trường truyền hình trả tiền và người dân chính là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất.

"Họ có thể xem được nhiều kênh truyền hình hơn với chất lượng cao hơn và chăm sóc dịch vụ tốt hơn. M&A là xu thế, dựa trên tinh thần 2 bên cùng hợp tác", bà Hạnh nói.

http://bizlive.vn/thuong-truong/truyen-hinh-tra-tien-khong-phai-cuoc-choi-cho-doanh-nghiep-nho-414171.html

Theo Mạnh Nguyễn/ Diễn đàn Đầu tư

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm