Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc xây dựng cơ sở lượng tử lớn nhất thế giới

Cơ sở lượng tử lớn nhất thế giới này sẽ phát triển các công nghệ giúp quá trình liên lạc với tàu ngầm dễ dàng hơn, tăng khả năng tàng hình và có thể phá tin nhắn mã hóa.

SCMP dẫn lời các nhà khoa học và cơ quan có thẩm quyền tham gia vào dự án cho biết Trung Quốc đang xây dựng cơ sở nghiên cứu lượng tử lớn nhất thế giới để phát triển máy tính lượng tử và các công nghệ mang tính “cách mạng” có thể ứng dụng cho quân đội.

Phòng Thí nghiệm Quốc gia về Khoa học Thông tin Lượng tử tọa lạc trên khu vực rộng 37 hecta, bên cạnh một hồ nước nhỏ ở Hợp Phì, tỉnh An Huy. Theo thông tin đăng trên tờ Hefei Evening News, quá trình đấu thầu cho dự án sẽ diễn ra trong tháng này.

Pan Jianwei, nhà khoa học lượng tử hàng đầu của Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong dự án, nói với các quan chức địa phương rằng các công nghệ phát triển tại cơ sở này sẽ lập tức áp dụng được cho quân đội.

Công nghệ lượng tử đem lại nhiều ứng dụng đột phá trong công nghệ quân sự, đặc biệt là áp dụng cho tàu ngầm. Việc sử dụng hệ thống thông tin lượng tử có thể giúp tàu ngầm hoạt động liên tục dưới nước hơn 3 tháng mà không cần nổi lên để định vị tín hiệu vệ tinh.

Cong nghe luong tu anh 1
Phối cảnh cơ sở nghiên cứu lượng tử lớn nhất thế giới của Trung Quốc. Đồ họa: Handout/SCMP.

Ngoài ra, nhiệm vụ chính của phòng thí nghiệm là chế tạo máy tính lượng tử đầu tiên của Trung Quốc có thể phá tin nhắn mã hóa chỉ trong vài giây. “Kế hoạch của chúng tôi là vào năm 2020, hoặc có thể ngay trong năm tới để đạt được sức mạnh lượng tử”, ông Pan nói.

Quá trình xây dựng cơ sở có thể kéo dài khoảng 2 năm với kinh phí dự kiến khoảng 76 tỷ nhân dân tệ ( khoảng 11,7 tỷ USD). Guo Guoping, nhà nghiên cứu thông tin lượng tử, cho biết một cơ sở nghiên cứu tập trung lớn có thể giúp đẩy nhanh quá trình bằng cách thu hút các nhà khoa học tài năng trên khắp đất nước.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đạt được nhiều tiến bộ trong công nghệ lượng tử. Năm 2016, Bắc Kinh đã phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới và thử nghiệm công nghệ dịch chuyển tức thời trong không gian.

Tháng trước, mạng lưới thông tin lượng tử được cho là “cực kỳ an toàn” kết nối giữa Bắc Kinh và Thượng Hải đã được thử nghiệm thành công và sẵn sàng triển khai chính thức cho quân đội, chính phủ và ngành tài chính.

'Khiêu vũ trên mây' tại Triển lãm Hàng không quốc tế ở Trung Quốc Đội bay các nước tham dự đã trình diễn những màn biểu diễn nghệ thuật trên không đầy màu sắc tại Triển lãm hàng không quốc tế khai mạc ngày 18/8 tại Thẩm Dương, Trung Quốc.

Trung Quốc 'dịch chuyển tức thời' vật thể lên vũ trụ

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã "dịch chuyển tức thời" thành công một hạt photon lên vệ tinh Micius cách mặt đất 500 km. Đây là bước tiến dài trong khoa học lượng tử ứng dụng.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm