Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tuyên chiến với đường bất chính, châu Á chịu ảnh hưởng

Trung Quốc gần đây đẩy mạnh triệt phá đường dây buôn lậu đường để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các nước xuất khẩu mía đường châu Á có thể chịu hậu quả.

Lượng đường nhập lậu vào Trung Quốc hàng năm được cho là có xuất xứ từ Ấn Độ, Thái Lan và được chuyển đến Myanmar, Lào... trước khi vào đến Trung Quốc đại lục.

Theo Wang Weidong, chuyên gia tại miền Nam Trung Quốc, lượng đường nhập lậu sẽ tăng lên thêm 800.000 tấn trong năm nay. Trong những năm trước, tổng lượng đường nhập lậu vào khoảng 1,5-2,8 triệu tấn.

Bắc Kinh đang thi hành chính sách triệt phá đường dây buôn lậu đường trước áp lực phải tăng thuế nhập khẩu đường vào năm 2020.

"Chính quyền Trung Quốc đã thực sự kiểm soát được nạn buôn lậu trong năm nay. Trên thực tế, hoạt động buôn lậu đã bị ngăn chặn", đại diện công ty kinh doanh đường có trụ sở tại London nói với Reuters.

buon lau duong anh 1
Đường trắng được bày bán trong siêu thị ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

Số liệu của Tổ chức Mía đường Quốc tế (ISO) cho thấy thị trường toàn cầu sẽ chịu mức thâm hụt gần 5 triệu tấn trong mùa vụ 2019-2020. Điều này có nghĩa châu Á sẽ bị ảnh hưởng phần nào từ chính sách kiểm soát buôn lậu đường của Trung Quốc.

Justin Liu, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Chaos, nhận định rằng đường nhập khẩu giảm là điều bất thường đối với nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh đang rất nghiêm túc bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.

"Với hạn ngạch xuất và nhập khẩu đường, nhu cầu nội địa của Trung Quốc có thể được đáp ứng. Cung và cầu cân bằng. Nếu Trung Quốc mở cửa thị trường hoàn toàn, ngành công nghiệp đường trong nước sẽ phải chịu hậu quả", ông Weidong nói. 

Từ tháng 8/2018, Trung Quốc đã áp thuế quan mới đối với đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch từ các quốc gia xuất khẩu lớn. Các biện pháp này cùng với việc triệt phá đường dây buôn lậu đã đẩy giá đường của Trung Quốc lên khoảng 20% trong năm nay, sau khi giảm sâu xuống mức thấp kỷ lục trong bốn năm qua.

Bị chìm tàu vì truy đuổi băng đảng ma túy, cảnh sát được nghi phạm cứu

Nhóm cảnh sát Tây Ban Nha được cứu sống sau khi rơi xuống biển trong quá trình truy đuổi tàu chở ma túy buôn lậu ngoài khơi vùng biển nước này.

Thuyền buôn ma túy bị chìm, nghi phạm phải bám vào hàng để sống

Hải quân Colombia mới đây giải cứu nhóm nghi phạm buôn lậu ma túy bị chìm thuyền, phải bám vào kiện ma túy trôi nổi để sống sót.


Hương Ly

Bạn có thể quan tâm