Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc triển khai phi pháp 4 máy bay chiến đấu tới Hoàng Sa

Các chuyên gia nhận định Trung Quốc muốn gửi đi thông điệp khẳng định sức mạnh của không quân nước này khi triển khai phi pháp tiêm kích J-10 tới quần đảo Hoàng Sa.

Theo CNN, hình ảnh vệ tinh thu thập hôm 19/6 cho thấy ít nhất 4 chiến đấu cơ J-10 đã được Trung Quốc triển khai tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

"Đây có thể là nhiệm vụ huấn luyện, một phần trong kế hoạch hoàn thiện năng lực sẵn sàng tác chiến của phi đội J-10 phục vụ vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc tuyên bố", Peter Layton, cựu sĩ quan Không quân Australia, nhận xét.

may bay Trung Quoc o Hoang Sa, anh 1
Hình ảnh vệ tinh ghi nhận tiêm kích J-10 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm. Ảnh: CNN.

Các máy bay J-10 tại đảo Phú Lâm không mang theo bình nhiên liệu bổ sung, do đó các chuyên gia nhận định chúng có thể được tiếp nhiên liệu tại hòn đảo này và sẽ có mặt tại đây trong một thời gian.

Dựa trên hình ảnh thu thập được, các chuyên gia quân sự nhận định việc máy bay đậu ngoài trời, cùng các thiết bị đi kèm, cho thấy nhóm tiêm kích này đã có mặt tại đảo Phú Lâm ít nhất 10 ngày. 

"Họ (Trung Quốc) muốn thu hút sự chú ý, nếu không họ sẽ đậu máy bay trong các nhà chứa", ông Layton nhận định.

Trong khi đó, cựu giám đốc Trung tâm Tình báo hỗn hợp Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Carl Schuster cho rằng việc triển khai tiêm kích J-10 là động thái phô trương sức mạnh của Trung Quốc, với hàm ý khẳng định nước này sẽ triển khai máy bay tới "bất cứ nơi nào họ muốn".

"Trung Quốc cũng muốn khẳng định họ có thể mở rộng phạm vi sức mạnh không quân trên Biển Đông khi cần thiết", ông Schuster nói.

may bay Trung Quoc o Hoang Sa, anh 2
Tiêm kích J-10 của Trung Quốc. Ảnh: Getty.

J-10 là loại tiêm kích đa nhiệm do Trung Quốc hợp tác cùng Israel sản xuất. Máy bay này có tầm tác chiếm khoảng 740 km, bao trùm phần lớn diện tích Biển Đông và các tuyến hàng hải trọng yếu của khu vực.

Đảo Phú Lâm là hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có chủ quyền hợp pháp.

Thời gian qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhiều lần phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hòn đảo này.

VN lên án tàu Trung Quốc cướp tài sản của ngư dân ở Hoàng Sa

Bộ Ngoại giao yêu cầu Trung Quốc giáo dục các nhân viên, không để tái diễn việc đe dọa an toàn, tài sản của ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc chi 23 triệu USD mua tàu tuần tra ở Hoàng Sa

Trung Quốc vừa công bố hợp đồng trị giá 23,5 triệu USD để mua tàu tuần tra cỡ lớn ở quần đảo Hoàng Sa chiếm phi pháp từ Việt Nam.


Duy Anh

Bạn có thể quan tâm