Mô phỏng hình dáng tàu ngầm siêu âm sử dụng công nghệ "siêu bong bóng khí" mà Trung Quốc chế tạo trong tương lai. Ảnh: Shanghaiist |
Tờ South China Morning Post dẫn lời Giáo sư Li Fengchen phụ trách kỹ thuật thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Cáp Nhĩ Tân cho biết họ đã phát triển thành công tàu ngầm di chuyển tốc độ cao dưới nước dựa trên công nghệ "siêu bong bóng khí" của Liên Xô. Các túi bong bóng khí sẽ bao bọc bên ngoài con tàu để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, giúp giảm lực cản.
Về lý thuyết, công nghệ "siêu bong bóng khí" cho phép tàu có thể di chuyển với tốc độ 5.800 km/h, giúp rút ngắn thời gian di chuyển xuyên Thái Bình Dương chỉ còn khoảng 100 phút.
So sánh thiết kế tàu ngầm siêu âm sử dụng công nghệ "siêu bọt khí" (ảnh dưới) và tàu ngầm hiện nay. Ảnh: SCMP |
Theo ông Li, các nhà khoa học đã khắc phục những nhược điểm của công nghệ "siêu bong bóng khí". Khi ở dưới nước, một màng lỏng đặc biệt sẽ bao phủ bề mặt của tàu. Mặc dù lớp màng này sẽ bị ăn mòn trong nước, chúng sẽ làm giảm đáng kể sức kéo của nước lên con tàu khi di chuyển ở tốc độ thấp. Khi tàu đạt tốc độ 75 km/h hoặc cao hơn, nó sẽ hoạt động ở trạng thái "siêu bong bóng khí". Lớp màng lỏng nhân tạo trên bề mặt tàu có thể trợ giúp thiết bị lái trong việc điều khiển chính xác.
"Bằng cách kết hợp công nghệ chất màng mỏng và siêu bóng khí, chúng tôi có thể giải quyết các thách thức trong quá trình khởi động và kiểm soát tàu một cách dễ dàng hơn", ông Liu nói.