Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc thử nghiệm tàu lặn sâu thách thức Mỹ

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tàu lượn không người lái dưới nước Haiyi-7000 đạt đến độ sâu 5.751 m và sắp phá vỡ kỷ lục của Mỹ.

SCMP cho biết, trong thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8, tàu lặn Haiyi-7000 của Trung Quốc đã tiến hành các chuyến ra khơi thử nghiệm ở rãnh Mariana phía tây Thái Bình Dương, nơi có độ sâu tới 11.034 m.

Trong các thử nghiệm, Haiyi-7000 đã đạt đến độ sâu 5.751 m. Giáo sư Yu Jiancheng, người đứng đầu dự án Haiyi nói với SCMP rằng: “Chúng tôi có thể lặn xuống sâu hơn, nhưng chúng tôi chưa muốn đẩy con tàu tới hạn quá sớm”.

tau luon bien sau Haiyi cua Trung Quoc anh 1
Tàu lượn Haiyi-7000 được cần cẩu đưa xuống biển từ tàu mẹ. Ảnh: Học viện Khoa học Trung Quốc

 

Người đứng đầu dự án Haiyi từ chối cung cấp đặc tính kỹ thuật của tàu như thời gian hoạt động liên tục dưới nước, phạm vi di chuyển so với tàu mẹ.

Ông Yu nói bóng gió rằng, sự thành công của Haiyi là một phần kết quả của “sự giúp đỡ” của Mỹ khi cấm Trung Quốc tiếp cận các công nghệ cao. Giáo sư Yu nói rằng, lệnh cấm đã thúc đẩy chính phủ Trung Quốc phân bổ các nguồn lực để phát triển công nghệ trong nước.

Haiyi-7000 là loại tàu lượn không người lái dưới nước có kích thước tương đương quả ngư lôi. Tàu có 2 cánh lái để lướt trong nước, tương tự tàu lượn bay trên không. Quá trình lặn và nổi được kiểm soát bởi bong bóng chứa dầu áp lực. Tàu được trang bị pin lithium mật độ cao để cung cấp năng lượng cho các cảm biến và hệ thống liên lạc.

tau luon bien sau Haiyi cua Trung Quoc anh 2
Mô hình tàu lượn không người lái Haiyi-7000 do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển. Ảnh: Học viện khoa học Trung Quốc

Tàu lượn dưới nước không sử dụng chân vịt để di chuyển như các tàu lặn khác nên tiêu thụ năng lượng rất ít giúp hoạt động lâu hơn dưới nước. Hệ thống phao áp lực phía trước sẽ điều chỉnh để tàu chìm hoặc nổi theo quán tính. 

Tàu lượn có thể di chuyển dưới nước hàng tháng, thậm chí cả năm mà không cần sự can thiệp của con người.

Phương tiện này cực kỳ hữu ích trong việc thu thập dữ liệu đại dương, quan trắc môi trường, nghiên cứu khoa học hàng hải. Khi cần thiết, tàu lượn có thể chuyển thành một vũ khí chống lại mục tiêu được chỉ định, chẳng hạn như tàu ngầm.

Nó có thể sử dụng đơn lẽ, hoặc hàng trăm chiếc nhằm tạo hiệu ứng bầy đàn. Tàu lượn Haiyi-7000 được chuyên chở bằng tàu chuyên dụng Tansuo-1, có chiều dài 94 m. Nó là một trong những con tàu thuộc đội tàu nghiên cứu khoa học đại dương của Trung Quốc.

Ngoài Haiyi-7000, các nhà khoa học Trung Quốc cũng phát triển thành công robot lặn sâu mang tên Haidou có thể đạt đến độ sâu 10.000 m để thu thập mẫu khoáng sản và sinh vật biển ở những đáy biển sâu nhất thế giới.

Ông Yu cho biết thêm, Hải quân Trung Quốc (PLA) rất quan tâm đến tàu lượn không người lái Haiyi-7000. “Quân đội có thể sử dụng dữ liệu nhiệt độ, độ mặn do Haiyi thu thập để xây dựng bản đồ đặc tính vật lý của đại dương”, ông Yu nói.

Vị giáo sư cho biết thêm, các tàu lượn có thể được sử dụng để thăm dò đáy biển, giúp tàu ngầm tránh các dòng hải lưu nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hải quân. Ông Yu từ chối cho biết khi nào tàu lượn Haiyi sẽ gia nhập PLA.

Kỷ lục lặn sâu nhất đối với tàu lượn không người lái là 6.000 m thuộc về tàu Seaglider do các nhà nghiên cứu Đại học Washington, Mỹ phát triển. Trong khi đó, Scarlet do Đại học Rutgers, Mỹ phát triển đã lập kỷ lục là tàu lượn không người lái đầu tiên vượt qua Đại Tây Dương vào năm 2009. Cả hai loại tàu lượn trên đều được Hải quân Mỹ sử dụng. 

Trung Quốc tiết lộ phiên bản tàu ngầm tấn công mới

Trung Quốc có thể đã cho vận hành phiên bản mới của tàu ngầm tấn công hạt nhân Type-093 bổ sung hệ thống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa tấn công mặt đất.

Trung Quốc thử tàu ngầm không người lái trên Biển Đông

Trung Quốc vừa hoàn tất công đoạn thử nghiệm chiếc tàu ngầm không người lái mang tên “Hải Yến” trên Biển Đông.


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm