Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng: Số mới lo ngại cũ

Việc Trung Quốc nâng ngân sách quốc phòng lên mức 174 tỷ USD tiếp tục làm tăng thêm những lo ngại về sự mở rộng quân sự của Bắc Kinh và nguy cơ mất ổn định trong khu vực.

Ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố ngân sách quốc phòng năm 2018 đạt mức hơn 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (174,5 tỷ USD). Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: “Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong môi trường an ninh quốc gia, chúng ta phải khẳng định vững chắc vị trí lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc tăng cường phát triển lực lượng vũ trang”.

Ngân sách quốc phòng năm 2018 đánh dấu mức tăng 8,1% so với 7% của năm 2017. Đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm qua. Điều này dường như là một phần trong xu hướng lớn hơn mà Trung Quốc đang hướng đến. Bắc Kinh đã tăng ngân sách quốc phòng lên mức 2 con số trong một thập kỷ, sau đó giảm xuống còn một con số và giờ đây tiếp tục tăng.

Trung Quốc biện minh rằng chi tiêu quốc phòng của nước này ít hơn 1,5% GDP. Tuy vậy, với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, chi tiêu quốc phòng của nước này trong điều kiện tuyệt đối là khá cao. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là bình thường, hợp lý và phù hợp với tham vọng của họ.

Ngan sach quoc phong Trung Quoc anh 1
Binh lính và vũ khí hạng nặng của Trung Quốc tại một cuộc diễu binh. Ảnh: SCMP.

Guo Xiaobing, Phó giám đốc tại Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc đương đại (CICIR) đã phác thảo các mối đe dọa mà Trung Quốc sẽ đối mặt, bao gồm an ninh hàng hải, chống khủng bố, cứu trợ thiên tai và gìn giữ hòa bình. Ông Guo cũng cho rằng Bắc Kinh đã cố gắng minh bạch chi tiêu quốc phòng khi đề cập trong báo cáo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 vào năm ngoái.

Thiếu minh bạch

Mặc dù mọi thứ có vẻ hợp lý với Bắc Kinh nhưng các nước láng giềng sẽ có nhiều lo ngại về cân bằng quân sự trong khu vực. Một số quốc gia quan ngại tăng chi tiêu quốc phòng khiến quân đội Trung Quốc có thể trở nên hung hăng hơn. Những dấu hiệu gần đây làm trầm trọng thêm mối quan ngại này.

Gần đây, quân đội Hàn Quốc báo cáo rằng máy bay do thám Trung Quốc đã tiến vào Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Hàn Quốc mà không thông báo trước. Đây không phải là một trường hợp riêng lẻ. Nó đi kèm với những phát triển khác, gồm các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong vài năm gần đây.

Bắc Kinh đang thay đổi hiện trạng khu vực theo cách đặt ra những câu hỏi về mục tiêu dài hạn của họ. Các chiến lược tương tự đã diễn ra ở biển Hoa Đông, mặc dù không thành công. Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục bác bỏ những quan ngại của các nước. Ví dụ, China Daily khẳng định rằng “những cáo buộc về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông là sự phủ nhận sự thật, Trung Quốc đơn thuần cố gắng giữ các quyền của họ”.

Ngan sach quoc phong Trung Quoc anh 2
Binh lính và tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc tập trận. Ảnh: SCMP.

Con số thực có thể lớn hơn

Yoichi Shimada, giáo sư tại Đại học Fukui, Nhật Bản nói chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc có thể nhiều hơn những gì mà họ công bố. Ngoài vấn đề tăng ngân sách, thì sự phức tạp ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc là điều đáng báo động.

Mỹ cũng đưa ra những quan ngại về sự thiếu minh bạch trong ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Phó đô đốc Phillip Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 nhấn mạnh ý định không rõ ràng của Trung Quốc có thể phá vỡ an ninh, ổn định và tự do thương mại trong khu vực.

Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc thiếu sự minh bạch và ý định của Bắc Kinh không thực sự rõ ràng. Bên cạnh đẩy mạnh phát triển quốc phòng trong nước, Bắc Kinh đang tích cực mở rộng căn cứ nước ngoài.

Trung Quốc đã vận hành căn cứ nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, thiết lập chổ đứng gần 100 năm tại cảng Hambantota ở Sri Lanka, ngay sát nách Ấn Độ. Bắc Kinh cũng chi hàng trăm triệu USD để dẹp bỏ sự phản đối của người dân địa phương nhằm xây cảng nước sâu ở Gwadar, Pakistan.

Không có nhiều cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và các nước láng giềng vì, Trung Quốc quá mạnh để các nước trong khu vực có thể cạnh tranh với họ. Ngoài ra, những lo ngại về chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc có thể khiến khu vực mất đi sự ổn định và thịnh vượng vốn có.

Đặc biệt, Bắc Kinh dường như đi quá nhanh và bỏ qua những quan ngại của các nước láng giềng hơn là lắng nghe và cố làm dịu họ. Giáo sư Shimada kết luận rằng con số mới về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục khoét sâu thêm những lo ngại cũ về sức mạnh ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc.

Mô phỏng tên lửa DF-21D diệt tàu sân bay Mỹ Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc với tầm bắn hơn 1.450 km được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay Mỹ.

Trung Quốc phát triển tàu sân bay hạt nhân, dự định chạy vào năm 2025

Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo tàu sân bay hạt nhân đầu tiên và dự định đưa vào sử dụng từ năm 2025 song các chuyên gia hoài nghi mục tiêu này.

Trung Hiếu

(theo: The Diplomat)

Bạn có thể quan tâm