Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc sẽ sa thải 1,8 triệu lao động ngành than và thép

Giới chức Trung Quốc công bố kế hoạch sa thải 1,8 triệu công nhân trong ngành công nghiệp than và thép như một phần nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Yin Wei Min, người quản lý nguồn nhân lực và an sinh xã hội Trung Quốc, cho biết, đây là phần nỗ lực khó khăn về chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, ông từ chối trả lời về khung thời gian thực hiện việc cắt giảm lao động, China Daily đưa tin.

Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc xây dựng nền kinh tế của họ dựa trên đầu tư của nhà nước vào các ngành công nghiệp sản xuất định hướng xuất khẩu. Những khoản đầu tư này tạo ra một số lượng lớn công việc cho những lao động có tay nghề thấp tại các thành phố phát triển nhanh của quốc gia này.

Tình trạng thừa cung thiếu cầu khiến các nhà sản xuất Trung Quốc buộc phải hạ giá thành sản phẩm. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đã đầu tư vượt mức, khiến tình trạng dư thừa xảy ra tại các lĩnh vực công nghiệp nặng. Tình trạng này buộc các nhà máy phải giảm giá sản phẩm nhằm tăng nhu cầu.

Từ lâu, Trung Quốc biết rằng kế hoạch chuyển đổi từ một nền kinh tế định hướng xuất khẩu sang một nền kinh tế dựa dẫm nhiều hơn vào sức tiêu dùng nội bộ cần thời gian. Hiện tại, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chững lại, quốc gia này không còn sự lựa chọn. Nhu cầu bên ngoài không đủ để Trung Quốc xuất khẩu theo ý muốn của họ nhằm đẩy tăng trưởng kinh tế về mức cao như trong vài thập kỷ qua.

Tất nhiên, không chỉ riêng quốc gia đông dân nhất thế giới phải chịu các rủi ro và hậu quả của tình trạng kinh tế hững bước. Các nước khác như Brazil và Australia, nhà cung cấp nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp Trung Quốc, cũng phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về giá đối với các mặt hàng như than và quặng sắt. Đặc biệt, nền kinh tế của Brazil chìm sâu vào suy thoái một phần là do sự yếu kém trong xuất khẩu.

Mặt khác, bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ngành công nghiệp thép của Trung Quốc sẽ "nhàn rỗi" hơn đều là tín hiệu vui cho ngành công nghiệp thép ở Mỹ. Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong suốt quý IV năm ngoái, các công ty thép ở Mỹ mất khoảng 1,4 tỷ USD. Và ArcelorMittal, công ty thép lớn nhất thế giới, cũng đổ lỗi cho xuất khẩu thép giá rẻ của Trung Quốc khiến lợi nhuận quý IV/2015 của tập đoàn này thâm hụt.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang cạn kiệt nhanh chóng

4.000 tỷ USD trong dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc thu hẹp 1/5 kể từ mùa hè năm 2014 và hơn 1/3 trong số đó được sử dụng trong vòng 3 tháng qua.

Cuộc sống sau thời kỳ hoàng kim của ngành thép ở Trung Quốc

Một người dân tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc cho hay, tiền lương cho công nhân giảm, ngày càng nhiều nhà máy phá sản và những lao động ngoại tỉnh mất việc việc phải trở về nhà.


Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm