Tên lửa Trường Chinh 6 của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã. |
“Chuyên gia về tải trọng Gui Haichao là giáo sư tại Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh. Ông Gui sẽ chịu trách nhiệm cho hoạt động khoa học thí nghiệm tải trọng trong không gian”, phát ngôn viên CMSA Lin Xiqiang tiết lộ về phi hành gia thường dân đầu tiên của Trung Quốc sáng 29/5, theo AFP.
Cho đến nay, tất cả phi hành gia của Trung Quốc được gửi vào vũ trụ đều thuộc biên chế quân đội.
Chỉ huy nhiệm vụ không gian ngày 30/5 là Jing Haipeng và thành viên phi hành đoàn thứ ba là Zhu Yangzhu.
Tên lửa đưa phi hành đoàn tới trạm Thiên Cung sẽ được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở phía tây bắc Trung Quốc vào 9h31 (giờ địa phương) ngày 30/5.
Cùng ngày, CMSA thông báo Trung Quốc có kế hoạch đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2030. Cơ quan này khẳng định Trung Quốc đang triển khai nghiên cứu và phát triển những thiết bị thế hệ mới nhằm phục vụ tham vọng chinh phục Mặt Trăng, theo People Daily.
Nền kinh tế thứ hai thế giới đang cố gắng bắt kịp Mỹ và Nga trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Cuối năm 2022, Trung Quốc tuyên bố xây dựng xong trạm vũ trụ Thiên Cung và cho biết sẽ bước vào giai đoạn sử dụng kể từ năm 2023.
Hôm 10/5, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ chở hàng Thiên Chu 6 vào quỹ đạo, đánh dấu việc hoàn thành sứ mệnh đầu tiên trong giai đoạn ứng dụng và phát triển của trạm vũ trụ Trung Quốc.
Sự bùng nổ của Trung Quốc
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.