Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc lần đầu tiên giành ngôi nhất Olympic

Với 51 HC vàng, Trung Quốc dẫn đầu bảng tổng sắp Thế vận hội Bắc Kinh, vượt trội Mỹ (36 HC vàng) và Nga (23).

Trung Quốc lần đầu tiên giành ngôi nhất Olympic

Với 51 HC vàng, Trung Quốc dẫn đầu bảng tổng sắp Thế vận hội Bắc Kinh, vượt trội Mỹ (36 HC vàng) và Nga (23).

Trung Quốc lần đầu tiên giành ngôi nhất Olympic
Hai vận động viên thể dục dụng cụ Trung Quốc trên bục nhận huy chương (vàng và đồng), phản ánh phần nào sức mạnh của đoàn chủ nhà ở Bắc Kinh 2008. Ảnh: Xinhua

Ở Olympic Athens 2004, Trung Quốc đã cho thấy sự thăng tiến kinh ngạc, khi chỉ kém đoàn dẫn đầu Mỹ có 4 HC vàng, và đứng trên cả Nga. Với tư cách chủ nhà tại kỳ Olympic mùa hè năm nay, họ đặt quyết tâm nhất toàn đoàn, và ngay từ đầu đã cho thấy mục tiêu đó là rất khả thi.

Sau 16 ngày tranh tài, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba, sau Mỹ và Liên Xô cũ, đứng đầu bảng tổng sắp huy chương tại một kỳ Olympic kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thành tích tốt nhất trước đây của Trung Quốc là 32 HC vàng, ở Athens 2004.

Theo giới chuyên môn, những yếu tố chính tạo ra thành tích lịch sử của thể thao Trung Quốc năm nay là khả năng tài chính hùng mạnh và sự xuất hiện của đông đảo các HLV nước ngoài đã làm thay đổi tư duy huấn luyện. Giờ đây, với khả năng chi trả những khoản lương lớn, Trung Quốc trong vài năm qua trở thành một điểm đến hấp dẫn của nhiều HLV ngoại. Sự xuất hiện của các chuyên gia nước ngoài kéo theo một sự thay đổi rõ rệt trong phương pháp đào tạo và huấn luyện các vận động viên Trung Quốc.

Chính Phó trưởng đoàn thể thao Trung Quốc, Cui Dalin, khẳng định rằng số lượng kỷ lục 38 HLV nước ngoài ở các đội tuyển của Trung Quốc hiện nay chính là "những yếu tố quan trọng" tạo nên thành công của nước chủ nhà Olympic 2008. "Những phương pháp tập luyện hiện đại và những lý thuyết mới đã giúp các VĐV Trung Quốc cải thiện được khả năng thi đấu ở đấu trường Olympic".

Trung Quốc cũng đã thoáng hơn nhiều trong việc gửi các VĐV ra nước ngoài tập huấn. Chỉ sau 3 tháng tập luyện tại Australia, dưới sự hướng dẫn của HLV danh tiếng Denis Cotterell (thầy cũ của siêu kình ngư Grant Hackett), kình ngư 20 tuổi Zhang Lin đã giành được HC bạc 400 mét tự do nam. Đây là thành tích Olympic tốt nhất của một nam VĐV môn bơi Trung Quốc trong 12 năm qua.

Thậm chí, Ken Wood, HLV hàng đầu của Ausrtralia, mới đây tiết lộ với báo giới rằng đã bán chương trình luyện tập đặc biệt, từng giúp cô học trò Jessicah Schipper lập kỷ lục thế giới ở cự ly 200 mét bướm nữ, cho Jin Wei - HLV của Liu Zige. Nhờ đó, từ một VĐV không mấy tên tuổi, Liu Zige bất ngờ giành HC vàng ở nội dung tương tự tại Olympic 2008, phá kỷ lục của chính Schipper với cách biệt 1,22 giây. Trong khi đó, kỷ lục gia thế giới người Australia chỉ về thứ ba trong cuộc thi lần này.

Tuy nhiên, chính giới chuyên môn Trung Quốc thừa nhận, giành nhiều HC vàng nhất không có nghĩa là đã trở thành cường quốc thể thao thực sự. Dễ nhận thấy rằng thành tích của Trung Quốc đạt được tại Bắc Kinh năm nay có yếu tố hiệu ứng nước chủ nhà. Lịch sử Thế vận hội đã cho thấy lợi thế sân nhà là không thể phủ nhận. Năm 1964, chủ nhà Nhật Bản cũng đã cải thiện số HC vàng từ 4 tấm của kỳ đại hội trước lên thành 16 tấm; tại Barcelona 1992, Tây Ban Nha giành tới 13 HC vàng, dù ở kỳ trước đó chỉ có được một; Olympic Moscow 1980 và Los Angeles 1984 thì lần lượt giúp Liên Xô (cũ) và Mỹ có thêm từ 30 đến 40 HC vàng...

Về chuyên môn, Trung Quốc thống trị môn bóng bàn, rất mạnh ở cử tạ, nhảy cầu, thể dục..., nhưng lại có sự thua thiệt về đẳng cấp rất rõ ràng so với các cường quốc thể thao khác ở những môn cao quý hoặc mang tính quần chúng như điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt, bóng đá nam, bơi...

Ở Olympic 2008, việc Mỹ không thể bảo vệ được ngôi nhất nằm trong dự đoán của giới chuyên môn, nhất là khi họ bị Jamaica soán ngôi ở các đường chạy cự ly ngắn còn các ngôi sao quyền anh thì gây thất vọng lớn. Nga kết thúc ở vị trí thứ ba như kỳ Thế vận hội mùa hè trước, nhưng phải rất vất vả mới vượt qua được đoàn Vương quốc Anh ở hai ngày cuối. Đây là dấu hiệu cho thấy Anh đã có sự đầu tư mạnh hướng tới Olympic 2012 ở London.

Ngoài 43 kỷ lục thế giới và 132 kỷ lục Olympic mới, Thế vận hội Bắc Kinh cũng chứng kiến hai sự kiện đáng chú ý. Siêu kình ngư Michael Phelps đi vào lịch sử với hai kỷ lục Olympic hiện đại: VĐV giành nhiều HC vàng nhất ở một kỳ (8 tấm) cũng như trong cả lịch sử đại hội (14 tấm; bỏ xa nhóm huyền thoại 9 HC vàng). Thứ hai là việc Usain Bolt chói sáng với hat-trick HC vàng và kỷ lục thế giới ở các đường chạy cự ly ngắn, trong đó có kỳ tích ngoài khả năng dự đoán của các nhà khoa học (chạy 100 mét hết chỉ 9,69 giây, trong khi những phân tích trước đó khẳng định con người không thể chạy 100 mét nhanh hơn 9,70 giây).

Bảng huy chương Olympic Bắc Kinh
(sau 16 ngày tranh tài)

TT Đoàn Vàng Bạc Đồng Tổng
Theo Vnexpress

TT Đoàn Vàng Bạc Đồng Tổng 1 Trung Quốc 51 21 28 100 2 Mỹ 36 38 36 110 3 Nga 23 21 28 72 4 Anh

Bạn có thể quan tâm