Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Trung Quốc bất chấp an toàn của hàng trăm máy bay'

"Không thể có một nước lớn nhưng lại chơi bài cùn, bất chấp các quy định an toàn của hàng không quốc tế", nguyên Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines nói với Zing.vn.

Ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó tổng giám đốc Hãng hàng không quốc gia Việt Nam trao đổi với Zing.vn về những diễn biến nguy hiểm mới đây liên quan tới các hoạt động bay và tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

- Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) vừa đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam Sa – Trung Quốc" và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh "Sân bay Vĩnh Thử  - Tam Sa". Việc này theo ông có ý nghĩa như thế nào?

- Đây là những thông tin mang tính kỹ thuật, không hề thể hiện chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. 

Khi ICAO cho rằng các sân bay có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, họ sẽ đưa vào bản đồ hàng không. Tuy nhiên, khu vực này không thuộc FIR Tam Á mà Trung Quốc tự đặt ra. 

- Trung Quốc đã không thông báo cho FIR Hồ Chí Minh về kế hoạch bay, đường bay và các thông tin kỹ thuật khác liên quan đến hoạt động của tàu bay Trung Quốc. Ông có bình luận gì về việc này?

- Vùng bay (FIR) Hồ Chí Minh được ICAO chuyển giao cho Việt Nam, để Việt Nam điều phối tất cả các phương tiện bay từ dân dụng đến quân sự khi bay vào FIR Hồ Chí Minh.

Vì vậy, bất kể phi cơ nào bay vào vùng bay này đều phải báo cho Việt Nam để cơ quan Hàng không Việt Nam điều phối về độ cao, về hướng bay tránh va chạm trong khu vực này. 

Phi công Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó tổng Giám đốc Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

Ảnh: Nhân dân.

Trung Quốc đã bay mà không thông báo cho Việt Nam, việc này hoàn toàn sai, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn bay của hàng không của quốc tế, đồng thời uy hiếp an toàn bay.

Trung Quốc là thành viên của ICAO vì vậy phải tuân thủ những điều lệ của ICAO. Tuy nhiên Trung Quốc bất chấp an toàn của hàng trăm máy bay tại khu vực thì không khác gì sử dụng luật rừng.

Không thể có một nước lớn nhưng lại chơi bài cùn, bất chấp các quy định an toàn của hàng không quốc tế. Giữa thế kỷ XXI, nếu sử dụng luật rừng thì không thể chơi với ai được. 

- Ông có thể nói rõ hơn về sự nguy hiểm của việc bay vào vùng bay mà không thông báo cho cơ quan quản lý? 

- Trên thế giới từng xảy ra những va chạm hàng không khi máy bay bay vào vùng quản lý bay mà không thông báo. Bởi lẽ, kiểm soát không lưu không nắm được việc bay, không điều phối được nên việc va chạm là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong trường hợp là các máy bay dân dụng lớn mà không thông báo thì khi xảy ra va chạm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Nếu phía Trung Quốc cố tình bay mà không thông báo, kiểm soát không lưu khu vực Hồ Chí Minh không thể điều phối được máy bay của họ với những máy bay khác đang hoạt động trong FIR Hồ Chí Minh. 

Việc này dễ gây ra va chạm trên không giữa các máy bay. Đặc biệt, FIR Hồ Chí Minh có mật độ máy bay tương đối lớn.

Trung Quốc đang uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay tại FIR Hồ Chí Minh. Nguồn: ICAO.

- Ông đánh giá thế nào về việc Cục Hàng không Việt Nam gửi thông báo phản đối lên ICAO?

- Việc Cục Hàng không Việt Nam gửi thông báo phản đối lên Tổ chức ICAO là hoàn toàn đúng đắn.

Thông báo của Cục Hàng không Việt Nam sẽ giúp các nước trên thế giới, nhất là quốc gia có hoạt động bay trong vùng thông báo Hồ Chí Minh nắm được thông tin.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố vào khoảng 17h ngày 28/12/2015, Trung tâm bay hiệu chuẩn của Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đã thông báo cho FIR Hồ Chí Minh về kế hoạch bay, đường bay và các thông tin kỹ thuật khác liên quan đến hoạt động của tàu bay Trung Quốc.

Cục Hàng không Việt Nam khẳng định không nhận được bất cứ thông báo nào của Trung tâm bay hiệu chuẩn của Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc, mặc dù đã liên tục tổ chức kiểm tra công văn, điện văn, fax, e-mail, điện tín tại tất cả các cơ quan, đơn vị có địa chỉ liên quan đã được công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không Việt Nam (AIP) và liên lạc trực thoại của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục nhắc lại các tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Cơ quan này một lần nữa khẳng định hoạt động của tàu bay Trung Quốc vừa qua đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm các qui định, qui tắc an toàn bay theo Công ước Chicago về hàng không dân dụng Quốc tế năm 1944 và các Phụ ước có liên quan.

Cục Hàng không: TQ vi phạm chủ quyền và an toàn bay

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát đi thông cáo phủ nhận thông tin Trung Quốc cho rằng đã gửi kế hoạch bay từ trước.

Trung Quốc bất chấp dư luận đưa dân thường ra đá Chữ Thập

Máy bay dân dụng của hãng hàng không Hải Nam, Trung Quốc, ngày 15/1 ngang nhiên đưa một nhóm người dân, tiếp cận trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



Công Khanh

Bạn có thể quan tâm