Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung, Nhật cố hâm nóng quan hệ vì lợi ích kinh tế

Bất chấp tình trạng tranh chấp đảo trên biển Hoa Đông, giới lãnh đạo Nhật Bản vẫn xác định Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn và họ đang cố gắng xích lại gần Bắc Kinh hơn.

Mối quan hệ Trung - Nhật căng thẳng do tranh chấp các đảo nhỏ ở khu vực biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ trích Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi tình trạng hiện nay trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Tuy nhiên, Nhật Bản nhận định Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng. Vì vậy, Tokyo đã tiến hành một loạt chuyến thăm nhằm cải thiện mối quan hệ căng thẳng, lạnh nhạt giữa hai đối thủ của châu Á.

“Sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc là cơ hội lớn cho Nhật Bản và các nước trên thế giới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đồng thời kinh tế hai nước đang trong mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời", ông Abe phát biểu trong một hội nghị chuyên đề hôm 17/4.

Song Abe cũng nhắc lại rằng Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Không chỉ Nhật Bản mà các nước khác cần nhắc nhở Trung Quốc để họ phát triển hòa bình và là quốc gia có trách nhiệm hơn.", Abe cho biết thêm.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một sự kiện của lực lượng vũ trang năm 2013. Ảnh: EFE

Quân đội Trung Quốc đang xây dựng tàu ngầm, tàu nổi, tên lửa đạn đạo, và thử nghiệm công nghệ mới nhằm tiêu diệt tên lửa trong không trung. Việc hiện đại hóa quân đội khiến chính quyền Bắc Kinh quyết đoán hơn trong các tranh chấp lãnh thổ.

Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 12/2002. Tuy nhiên, ông vẫn chưa gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình do những căng thẳng trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Trong quá khứ, mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên xấu hơn khi Nhật chiếm đóng một phần lãnh thổ Trung Quốc. Ngày nay, căng thẳng trong mối quan hệ vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Hai nước vẫn tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hứa Chấn Ninh, hy vọng Nhật Bản sẽ khắc phục những sai sót của họ về vấn đề này. 

“Hiện tại, mối quan hệ Trung - Nhật đang gặp những khó khăn nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các nhà lãnh đạo và chính phủ Nhật Bản thừa nhận chủ quyền trên bán đảo Điếu Ngư của Trung Quốc và một số yếu tố lịch sử khác”, bà Hứa phát biểu.

Một loạt các kế hoạch và những chuyến thăm giữa hai nước hé lộ một sự biến chuyển tích cực trong mối quan hệ Trung - Nhật. Một bài báo của hai học giả trên tờ The Washington Post cho thấy mức độ thường xuyên của các cuộc tuần tra hải quân phía Trung Quốc tại khu vực biển tranh chấp với Nhật Bản giảm xuống trong hơn 6 tháng qua. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực từ Bắc Kinh với mong muốn làm dịu căng thẳng.

Chuyến thăm Bắc Kinh của Thị trưởng thành phố Tokyo, ông Yoichi Masuzoe, thu hút sự chú ý của dư luận. “Nếu thủ đô của hai nước có thể bắt đầu hàn gắn mối quan hệ, nó sẽ tác động tích cực đến mối quan hệ chung giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó, chuyến thăm cho thấy hai bên còn muốn mở ra một kênh đối thoại bên ngoài chính phủ”, ông Jin Canrong, phó hiệu trưởng trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói.

Tuy nhiên, một chuyên gia Nhật Bản lại cho rằng việc công bố bài báo phân tích về những biến chuyển trong hoạt động của hai nước có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực. “Họ sẽ tiếp tục những thay đổi tích cực trong việc hàn gắn mối quan hệ nếu không ai nhận ra điều đó. Nhưng khi mọi người nhận ra, những thay đổi sẽ trở về vạch xuất phát bởi cả hai quốc gia đều không muốn”, giáo sư Narushige Michishita thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc gia tại thủ đô Tokyo nhận định.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, thủ tướng Abe sẽ tới thăm con trai của ông Hồ Diệu Bang, cố Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Trung Quốc trong tháng này. Ngày 14/5, phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cũng sẽ tiếp đón một phái đoàn thương mại Nhật Bản.



http://news.yahoo.com/japans-abe-dubs-china-vital-economic-partner-amid-073300433--business.html

Tống Hoa - Nguyễn Thái

Bạn có thể quan tâm