Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trùm đào tẩu 'Joker' biến hệ thống pháp luật Indonesia thành trò cười

Djoko Sugiharto Tjandra đã trốn thoát chỉ một ngày trước khi Tòa án Tối cao Indonesia kết tội ông tham ô tiền cứu trợ nhà nước.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người đã gọi ông trùm “bỏ trốn” Djoko Sugiharto Tjandra là "Joker" vì đã biến hệ thống tư pháp Indonesia thành trò cười.

Tuy nhiên, sự báng bổ công lý này đã có thể không xảy ra nếu hệ thống đã thực sự liêm chính và tôn trọng bình đẳng trước pháp luật, theo Straits Times.

Suốt 11 năm, ông Djoko đã liên tục thoát tội thành công nhờ sự giúp đỡ của nhiều người cùng một bộ máy quan chức quan liêu đầy thiếu sót.

ke dao tau indonesia anh 1

Djoko trong phiên toà xét xử vụ án Bank Bali. Ảnh: The Jakarta Post/Asia News Network.

Trên thực tế, doanh nhân này chỉ là một trong số nhiều kẻ tẩu thoát hiện vẫn đang ở ngoài vòng pháp luật. Danh sách này bao gồm Eddy Tanzil, bị kết án tham nhũng và đã trốn khỏi Tòa án Cipinang ở Đông Jakarta năm 1996, và gần đây nhất là thành viên Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P), Harun Masiku.

Những người này có nhiều điểm chung. Họ không chỉ dính líu đến các vụ án tham nhũng mà còn có quan hệ mật thiết với những người nắm quyền lực tại đất nước này.

Djoko đã trốn sang Papua New Guinea năm 2009 trên một chuyến bay thuê riêng mặc dù đã bị Ủy ban Bài trừ Tham nhũng (KPK) cấm bay.

Cũng giống các trường hợp cản trở thực thi công lý trước đây, Djoko đã kịp trốn thoát chỉ một ngày trước khi bị Tòa án Tối cao kết án hai năm tù giam vì tội tham ô tiền cứu trợ của nhà nước trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.

Và bây giờ, ông đã lén trở lại đất nước mà không bị phát hiện, với một số tờ báo đưa tin ông đã ở Indonesia được 3 tháng.

Trong khi Tổng cục Di trú Indonesia cho biết đã không phát hiện việc Djoko về nước, Tổng chưởng lý ST Burhanuddin đã bày tỏ sự ngạc nhiên và thừa nhận những thất bại trong hoạt động tình báo tại phiên điều trần trước Hạ viện ngày 29/6.

Người tiền nhiệm của ông Burhanuddin, Muhammad Prasetyo, từng nói rằng Djoko đã có quyền công dân Papua New Guinean, mặc dù các báo cáo cho biết ông không hề sống ở nước láng giềng.

Djoko trở về nhà để đệ đơn xin phúc thẩm vụ án lên Tòa án Tối cao. Để làm được việc này, ông đã nộp đơn xin ID điện tử tại Văn phòng tiểu khu South Grogol phía Nam Jakarta. Ông ta chỉ mất chưa tới một giờ để gửi bảo mật hồ sơ, trong khi người dân địa phương cho biết thông thường quá trình này phải mất khoảng một tháng.

Hệ thống quản lý dân số và đăng ký căn cước của Indonesia đã không thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về “kẻ đào tẩu” Djoko khiến dư luận bức xúc.

Tồi tệ hơn, một quan chức công cộng, như lãnh đạo tiểu khu Nam Grogol, tuyên bố không hề biết về tình trạng pháp lý của Djoko, trong khi cái tên này liên tục xuất hiện trên trang nhất trong thời gian ông chạy trốn.

Các công tố viên nhà nước được cho là đã lên kế hoạch bắt giữ Djoko trong phiên tòa phúc thẩm vụ án dự kiến ​​bắt đầu vào ngày 29/6, nhưng kế hoạch đã hai lần thất bại do phiên toà trì hoãn vì vấn đề sức khỏe, gần đây nhất là vào thứ 2, ngày 6/7.

Dĩ nhiên, ông ta sẽ kháng cự lệnh bắt giữ như đã làm suốt 11 năm qua, trừ khi các công tố viên nhà nước thực hiện bắt giữ cưỡng chế vì ông ta đang bị truy nã.

Những điểm bất thường xung quanh sự trở lại của Djoko nói lên nhiều điều về sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tổ chức nhà nước cùng những lỗ hổng pháp lý cố hữu đã cho phép một cá nhân có khả năng đứng trên công lý.

Những ngày cuối của 4 thuyền viên Indonesia trên tàu TQ bị ném xác

"Alfatah nói với tôi, 'Yudha, tôi không chịu nổi nữa', nói anh rất đau đớn. Tôi nói với anh ấy, 'Cố lên anh, cố vào đất liền'. Nhưng 8 giờ sau, anh ấy qua đời ngay trước mắt tôi".

Công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc, đầu tư 14 triệu USD để xây nhà máy mới

Alpan Lighting Products, nhà sản xuất đèn năng lượng Mặt Trời của Mỹ, sẽ chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia để tránh thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Khánh Linh

Bạn có thể quan tâm