Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trò chơi tâm lý của các đôi trong hôn nhân

Một người phụ nữ thường đổ lỗi cho chồng quá lấn át mình thực chất có thể là người thích bị kiểm soát và được đảm bảo trong một vùng an toàn.

sach tam ly anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: IMDB.

Trò chơi tâm lý thường được chơi giữa vợ chồng được gọi một cách thông dụng là: "Nếu không phải tại anh" (NKPTA). Cụ thể nội dung trò chơi như sau.

Bà White than phiền rằng chồng bà đã giới hạn nghiêm trọng những hoạt động xã hội của bà, nên bà chưa bao giờ đi học nhảy. Vì những thay đổi trong thái độ của bà do được đi chữa trị tâm lý, chồng bà trở nên không chắc chắn về bản thân mình và bao dung hơn. Do đó, bà White được tự do để mở rộng phạm vi những hoạt động của mình. Bà đăng ký vào lớp nhảy rồi tuyệt vọng khi khám phá ra bà có một căn bệnh sợ nhảy và phải từ bỏ kế hoạch này.

Sự việc không may này, cùng với một số việc tương tự khác đã phơi bày những mặt quan trọng trong cấu trúc cuộc hôn nhân của bà. Trong những người theo đuổi mình, bà đã chọn một người chồng thích lấn át. Do đó, bà đã phải ở trong một vị trí để phàn nàn rằng bà đã có thể làm bao nhiêu việc "Nếu không phải tại anh". Nhiều người bạn nữ của bà cũng có những ông chồng thích lấn át và họ gặp nhau trong một buổi cà phê sáng, hầu hết thời gian buổi gặp là đều chơi trò "Nếu không phải vì lão ta".

Tuy nhiên, ngược lại với những lời than phiền của bà, chồng bà đã giúp rất nhiều so với việc cấm bà làm gì đó mà thực ra bà rất sợ hãi phải làm. Từ trong lý thuyết Phân tích tương giao, trạng thái cái Tôi Đứa trẻ trong bà White đã chọn người chồng thích lấn át để tốt cho bản thân.

"Nếu không phải tại anh" là một trò chơi tay đôi và trong đó có một người vợ bị ngăn cấm và một người chồng hay lấn át. Người vợ có thể chơi trong vai trò người Trưởng thành hoặc một Đứa trẻ hờn dỗi. Người chồng lấn át có thể giữ một trạng thái cái tôi Trưởng thành (Tốt nhất là em làm như tôi nói) hoặc Cha mẹ (Em làm như tôi nói đi).

Lợi ích tâm lý bên trong của trò chơi này là hiệu quả trực tiếp của nó đến sức mạnh tâm lý. Trong NKPTA, sự đầu hàng ở mức chấp nhận được về mặt xã hội của người vợ với quyền lực của người chồng giữ cho người vợ không phải trải qua những nỗi sợ tinh thần. Cùng lúc đó, nó thỏa mãn nhu cầu nam tính, nếu có, nó sử dụng nam tính không ở ý nghĩa của sự xả thân mà bởi ý nghĩa cổ điển của nó về sức hấp dẫn tính dục trong những trường hợp tước đoạt, làm nhục, đau đớn. Như vậy, nó làm cho người vợ cảm thấy thích thú khi được tước đoạt và đàn áp.

Lợi ích tâm lý bên ngoài là sự né tránh của những tình huống gây sợ hãi qua việc chơi trò chơi. Nhờ việc chỉ trích sự độc đoán của người chồng, người vợ tránh được tình huống công cộng mà bà ta sợ hãi.

Lợi ích xã hội bên trong được chỉ định là thành phần chính của trò chơi bởi vì nó được chơi trong vòng tròn thân thiết cá nhân. Bởi sự tuân thủ của mình, người vợ có quyền được nói: "Nếu không phải tại anh".

Lợi ích xã hội bên ngoài được chỉ định bởi các tác dụng tạo nên do tình huống trong các giao tiếp xã hội bên ngoài. Trong trường hợp trò chơi NPKTA, những gì người vợ nói với người chồng, đã có sự biến đổi thành trò tiêu khiển khi cô ấy gặp bạn bè trong buổi cà phê sáng.

Trên đây là các đặc tính của trò chơi NKPTA được các nhà tâm thần học sử dụng nhằm phân tích tâm lý của các cặp đôi trong hôn nhân.

Eric Berne/1980 Books & NXB Dân trí

SÁCH HAY