Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trò chơi kinh doanh ở châu Á mà các đại gia thích lao vào

Trò chơi này thực sự là rất vui khi có được sự như sự nhượng quyền kinh doanh của chính phủ hay khi một thương vụ kết thúc tốt đẹp.

Hình minh họa: RDNE Stock project/Pexels.

Câu chuyện về các bố già châu Á luôn kể về họ như là những người có thể điều chỉnh nhân dạng, như những con tắc kè hoa có thể đổi màu. Việc phân chia quyền lực chính trị và kinh tế theo thành phần dân tộc mong muốn điều này. Chế độ thực dân mong muốn điều này.

Và gần đây nhất, đối với các đại gia gốc Trung Quốc, sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với những lời kêu gọi hấp dẫn của đất nước này đối với những người Trung Quốc “yêu nước” ở hải ngoại cũng mong muốn điều này. Những đại gia từ lâu đã được tập cho quen dần với việc “nhập vai” khi cần.

Ở một mức độ nào đó, đây là một phần của “trò chơi” kinh doanh ở châu Á mà các đại gia lao vào, có ý thức hay vô thức. Ví dụ, con trai cả của Henry Hoắc là Tim tóm lược sự nghiệp của cha mình như sau: “Không phải nói về tiền bạc”, ông nói. “Đó là một cuộc chơi”.

Một thành viên trong gia đình Robert Quách, khi giải thích sự sự vô ích của ba nỗ lực để nghỉ hưu trong suốt 15 năm qua của đại gia 83 tuổi này đã nhận xét: “Tại sao lại ngừng kinh doanh và bắt đầu chơi gôn? Đó chỉ là một trò chơi khác”. Và Helmut Sohmen tổng kết động lực của người bố vợ đã quá cố của mình là Bao Ngọc Cương cũng theo cách như vậy: “Ông thích trò chơi đó, ông thích công việc đó”.

Trò chơi này thực sự là rất vui khi có được sự như sự nhượng quyền kinh doanh của chính phủ hay khi một thương vụ kết thúc tốt đẹp. Nhưng sự méo mó của bản sắc mà các bố già thường tự tạo ra đã không làm cho họ yên tâm.

Không thiếu những bằng chứng chi tiết - từ việc khao khát các danh hiệu tôn kính và xếp hạng chính thức đến việc trông cậy vào đạo Cơ Đốc Phúc âm - về nhiều đại gia đang tìm kiếm nhân dạng đích thực của mình. Điều này đặc biệt rõ ràng với phần lớn những người đã kết hôn với người trong gia đình các bố già Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua.

Helmut Sohmen, người Áo đã kết hôn với con gái cả Anna trong số bốn cô con gái của Bao Ngọc Cương, nhận xét một cách hơi châm biếm về cuộc đấu tranh nhân dạng: “Hãy đưa nó cho một thế hệ khác và có thể mọi người sẽ ngừng suy nghĩ người Trung Quốc có nghĩa là gì”.

Bây giờ, cuộc đấu tranh này vẫn còn tiếp diễn, để lại một số ấn tượng về sự hiếu kỳ. Ví dụ, tác giả đã viếng thăm văn phòng của một tỉ phú người Trung Quốc ở Hồng Kông và phát hiện ra, chẳng đáng ngạc nhiên, đầy rẫy những đồ trang trí, tranh ảnh, nội thất khuôn sáo có “tính Trung Quốc”.

Thật bất ngờ khi được mời đến nhà của bố già, tuy nhiên, những gì nổi bật là hầu như chẳng có “dấu ấn” văn hóa Trung Quốc nào trong ngôi nhà đó: các bức tường được trang trí với nghệ thuật châu Âu không có gì nổi bật; một bức tranh khá tệ, kỳ quái, vẫn còn nguyên nhãn bán hàng ở mặt trước. Bối rối hơn nữa là sự bột phát của đại gia - được cho là theo đuổi sự mê tín của người Trung Quốc, theo cách gần như là đọc truyện tranh dành cho trẻ em - khi đưa ra quyết định kinh doanh, mặc dù ông thường la mắng con cái mình là phí phạm thời gian với một liệu pháp y học Trung Hoa. “Tôi không tin vào nó,” ông búng ngón tay kêu tanh tách.

Liệu điều này có nghĩa là cuộc sống của con người là một sự giả bộ có tính toán? Gần như chắc chắn không phải. Những gì nó chỉ ra là một tỉ phú sống với một bản sắc văn hóa pha trộn còn lâu mới thấy thoải mái với chính mình.

Joe Studwell/NXB Thế giới & Alpha Books

SÁCH HAY