Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triều Tiên ra 'tối hậu thư' hạt nhân cho Mỹ

Một tờ báo của Bình Nhưỡng hôm qua tiết lộ, Triều Tiên đã đưa ra “một tối hậu thư” cho Mỹ về vấn đề hạt nhân, kêu gọi đàm phán để giải quyết các vấn đề an ninh lớn.

Triều Tiên ra 'tối hậu thư' hạt nhân cho Mỹ

Một tờ báo của Bình Nhưỡng hôm qua tiết lộ, Triều Tiên đã đưa ra “một tối hậu thư” cho Mỹ về vấn đề hạt nhân, kêu gọi đàm phán để giải quyết các vấn đề an ninh lớn.

Một tờ báo tiết lộ, Triều Tiên đã gửi thông điệp mới nhất về vấn đề hạt nhân đến Mỹ.

Theo đó, tờ Sinbo Chosun, tờ báo chính thức của Hiệp Hội người Triều Tiên ở Nhật Bản hôm qua tiết lộ, Chính phủ Kim Jong-un đã gửi thông điệp tới Washington nhưng không nói nội dung chi tiết của thông điệp.

Tờ báo chỉ nhấn mạnh, nếu Mỹ tiếp tục duy trì chính sách thù địch với Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ không còn lựa chọn nào khác. Họ sẽ kiên quyết duy trì kho vũ khí hạt nhân bằng bất cứ giá nào và ngăn chặn tất cả các cuộc đàm phán giải trừ quân bị.

Ông Kim Jong-un bắt đầu lên lãnh đạo Triều Tiên vào cuối năm 2011 sau cái chết đột ngột của cha mình, cựu Chủ tịch Kim Jong-il. So với người cha quá cố, lãnh đạo mới của Triều Tiên kêu gọi đối thoại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời xem đây là những ưu tiên hàng đầu trong việc điều hành và quản lý đất nước.

Nhiều nhà quan sát tin rằng, giới lãnh đạo Triều Tiên đã nhận thấy tầm quan trọng của việc cải tổ và đang nỗ lực tạo ra môi trường thuận lợi mới cũng như tìm kiếm sự hiểu biết chung trong các vấn đề an ninh quan trọng đối với các nước khác.  

Tờ Chosun Sinbo tiết lộ, trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Barack Obama, có khả năng các nỗ lực ngoại giao sẽ được thúc đẩy tích cực hơn và điều quan trọng là phải thúc đẩy, khuyến khích chính quyền Mỹ đưa ra các lựa chọn đúng đắn và chính xác trong tương lai.

Tờ báo nhấn mạnh, trong một cuộc họp tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2007, đã có nhiều ý kiến và đề nghị chỉ rõ sự cần thiết để các nhà lãnh đạo của 3 hoặc 4 quốc gia phải họp, thảo luận và tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm hiệp ước đình chiến tạm chấm dứt cuộc xung đột hai miền Bắc - Nam nhưng đã không có bất cứ thỏa thuận hòa bình nào được ký kết sau đó. Do đó, hai miền Triều Tiên thực chất vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Tờ báo nhấn mạnh, tuyên bố chung 4/10 giữa cố Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và người đồng nhiệm Triều Tiên Kim Jong-il, được mệnh danh là có khả năng tạo ra “hòa bình vĩnh viễn” trên bán đảo Triều Tiên. Cuối cùng, báo này nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo của các bên liên quan cần phải gặp mặt, thảo luận và đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề an ninh quan trọng.

Trong khi đó, truyền thông phương Tây hôm nay dẫn lời giới ngoại giao loan báo, Mỹ đã đệ trình một dự thảo lên án Triều Tiên phóng tên lửa vào hồi tháng 12 lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng thời kêu gọi thắt chặt các biện pháp trừng phạt hiện có đối với nước này.  

Theo nguồn tin ngoại giao, dự thảo này được cho là kết quả của một thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù dự thảo không đề xuất thêm bất cứ lệnh trừng phạt mới nào đối với Bình Nhưỡng nhưng việc nó nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh sẽ giáng “một đòn đau” lên Triều Tiên vì Trung Quốc là đồng minh số 1 của họ.

Đại sứ Nga tại liên Hiệp Quốc, Vitaly Churkin cũng tuyên bố Moscow ủng hộ dự thảo trên: “Quan điểm của chúng tôi là, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là hành vi vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc do đó Hội đồng Bảo an phải có phản ứng thích hợp”. Không tiết lộ nội dung chi tiết của bản dự thảo, tuy nhiên, các phái viên cho biết, hội đồng 15 quốc gia đã nhận được nó.

Trong khi đó, về phía Trung Quốc, Bắc Kinh hôm qua chính thức nhấn mạnh, trong khi phê duyệt các quyết định liên quan đến Triều Tiên, Hội đồng Bảo an cần phải hết sức thận trọng vì đây là cách tốt nhất để đảm bảo căng thẳng khu vực không leo thang hơn nữa.

Nếu Washington muốn thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng nhằm trừng phạt nước này sau sứ mệnh tranh cãi tháng 12 thì dưới sức ép của dư luận, Bắc Kinh chỉ muốn hội đồng trừng phạt Triều Tiên mở rộng danh sách cấm xuất nhập khẩu các loại hàng hóa của nước này.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm