Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triều Tiên kêu gọi dân 'vượt rào'

Truyền thông Triều Tiên đang đe dọa khả năng đối đầu Mỹ khi hạn chót đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng trôi qua mà không có thỏa thuận.

Những ý tưởng lạc quan rằng hai năm thương thảo giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dẫn tới một kỉ nguyên mới lại một lần nữa “đổ bể” sau khi Washinton không đáp lại vào hạn chót nhượng bộ đàm phán mà Triều Tiên đưa ra, vốn vừa kết thúc trong dịp Tết Nguyên đán.

Hạn chót đã qua

Chính phủ Bình Nhưỡng liên tục cảnh báo dân chúng trước cuộc đụng độ không thể tránh khỏi sắp tới dưới sức ép của Mỹ và quốc tế thông qua các cơ quan truyền thông nhà nước, các buổi vận động và poster tuyên truyền trong nhiều tuần qua.

Trong đó, một chiến dịch tuyên truyền được đề ra nhằm ủng hộ một thông điệp của ông Kim Jong Un vào cuối năm 2019 khi nhà lãnh đạo này kêu gọi người dân Triều Tiên chuẩn bị cho một “cuộc đấu tranh dài hơi và mệt mỏi” đồng thời “phá rào” thúc đẩy nền kinh tế tự thân do việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận tiếp tục bị trì hoãn.

my trieu,  phi hat nhan hoa,  cam van Trieu tien,  Kim Jong Un,  kinh te trieu tien anh 1

Một tên lửa Bình Nhưỡng phóng ngày 9/5/2019. Ảnh: KCNA.

Với người dân Triều Tiên, bên cạnh những thông điệp quen thuộc như tôn vinh ông Kim, chính phủ nước này dường như muốn nhấn mạnh thực tế rằng họ không nên trông đợi bất cứ đột phá ngoại giao nào trong tương lai gần.

“Họ muốn nói rằng chính vì những chính sách và lệnh cấm vận khắc nghiệt của Mỹ, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới”, tờ Reuters trích lời ông Andray Abrahamian, một chuyên gia khách mời tại Đại học George Mason Hàn Quốc.

Một học giả châu Âu khác, người thường xuyên tham dự các cuộc gặp gỡ thân mật với các quan chức Triều Tiên cho biết bất chấp thái độ cứng rắn của chính quyền, nhiều quan chức nước này nói rằng họ rất muốn các lệnh cấm vận được nới lỏng.

Trước đó, Triều Tiên tuyên bố nước này không còn bị ràng buộc bởi các cam kết ngừng thử hạt nhân và tên lửa do Mỹ đã thất bại trong việc “xuống nước” trong các cuộc đàm phán trước hạn chót vào cuối năm cũng như ban hành nhiều lệnh cấm vận “dã man và phi nhân đạo”.

Triều Tiên một lần nữa "thắt lưng buộc bụng"

Kể từ khi nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong Un đã đưa Triều Tiên đi lên và giảm bớt đói nghèo. Ông Kim cũng từng tuyên bố chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân để tập trung phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc Washinton liên tục gia tăng sức ép với nước này, theo ông Abrahamian, dường như đang khiến người đứng đầu Triều TIên mất kiên nhẫn.

Cũng theo ông Abrahamian, người dân Triều Tiên có lý do để lo lắng khi họ đang được hưởng “những cải thiện về kinh tế dưới thời ông Kim Jong Un”. Bài phát biểu cuối năm của ông Kim dường như đang yêu cầu người dân một lần nữa “thắt lưng buộc bụng” và quay lại thời kì khó khăn.

“Ông Kim từng hứa sẽ không còn tình trạng ‘thắt lưng buộc bụng’, vì vậy việc kêu gọi người dân nước này chuẩn bị cho điều đó chính là một thông điệp rất rõ ràng”.

my trieu,  phi hat nhan hoa,  cam van Trieu tien,  Kim Jong Un,  kinh te trieu tien anh 2

Lãnh đạo Triều Tiên và người đồng cấp Mỹ, ông Donald Trump trong Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội thág 2/2019. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, truyền thông nước có lẽ sẽ thận trọng trong việc lan truyền rộng rãi phát biểu của ông Kim để tránh mâu thuẫn với những lời hứa trước đó, bà Rachel Minyoung Lee, một nhà phân tích nói với tờ NK News.

“Đó là những phát ngôn gây tranh cãi và Bình Nhưỡng dường như sẽ phủ sóng nó một cách khẽ khàng và thận trọng”.

Trước đó, ngoài lời đe dọa thế giới sẽ sớm thấy “vũ khí chiến lược mới” nếu Mỹ từ chối nhượng bộ trong những cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bảo đảo trước hạn cuối năm mà Bình Nhưỡng đề ra, truyền thông nước này lại khá im ắng về các động thái mới của chính quyền ông Kim Jong Un. Theo bà Lee, đây có thể là dấu hiệu Triều Tiên cũng đang muốn kéo dài thời gian.

“Tôi có cảm giác rằng Triều Tiên đang muốn có thêm thời gian để đưa ra một số thay đổi về chính sách đối ngoại, bao gồm chính sách với Mỹ, và có thể họ đang thể hiện thái độ rõ ràng hơn khi tới gần thời điểm phô trương ‘vũ khí mới’”.

Taliban: Máy bay rơi bí ẩn ở Afghanistan là của Không quân Mỹ

Bí ẩn bao trùm một vụ rơi máy bay ở khu vực do Taliban kiểm soát ở Afghanistan hôm 27/1. Taliban khẳng định đó là máy bay Không quân Mỹ.

Cách ly 56 triệu dân - lo động thái chưa từng có của TQ phản tác dụng

Tình hình virus corona lây lan nhanh ở Trung Quốc đang khiến giới chuyên gia hoài nghi về tính hiệu quả của các biện pháp Bắc Kinh đang áp dụng, bao gồm cả lệnh phong tỏa Hồ Bắc.

An Nguyễn

Theo Reuters

Bạn có thể quan tâm