Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triều Tiên có thể phóng tên lửa từ tàu ngầm đến Hàn Quốc

Triều Tiên có thể sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, loại sử dụng nhiên liệu rắn và có tầm bắn 9.000 km, vào năm 2020.

Theo Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn tại Đại học Johns Hopkins, Triều Tiên đã từ bỏ thiết kế hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) sử dụng nhiên liệu lỏng, loại từng nhiều lần thất bại trước đây, và chuyển sang hệ thống đẩy sử dụng nhiên liệu rắn mạnh mẽ hơn.

"Thiết kế mới vẫn trong giai đoạn đầu thử nghiệm và vẫn còn nhiều việc khác cần làm. Tuy nhiên, thiết kế đơn giản hơn có thể ít gây rắc rối trong quá trình phát triển và nó có thể sẵn sàng vào năm 2020", Kyodo dẫn nguồn tin của viện cho biết ngày 25/4.

Trieu Tien co the phong ten lua den Han Quoc anh 1

Hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm được hãng thông tấn Triều Tiên công bố ngày 24/4. Ảnh: KCNA

 

Dù nhiên liệu rắn sẽ rút ngắn tầm bắn của SLBM trong tương lai, nhưng Triều Tiên vẫn có thể là một mối đe doạ thách thức đối với Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Theo viện nghiên cứu, một SLBM có thể bay xa 1.600 km nếu sử dụng nhiên liệu lỏng, và tầm bắn sẽ giới hạn xuống còn 900 km khi dùng nhiên liệu rắn. Tầm bắn này vẫn đủ để vươn đến Hàn Quốc và một số khu vực của Nhật Bản khi phóng đi từ vùng biển Triều Tiên. Nếu tàu ngầm mạo hiểm đi vào  biển Nhật Bản, nó cũng thể nhắm mục tiêu ở bất cứ nơi nào của Nhật Bản. 

Trước đó, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng SLBM tại vùng biển ngoài khơi phía đông bắc tỉnh Nam Hamkyeong thuộc vùng biển Nhật Bản, ngày 23/4. Tuy nhiên, tên lửa chỉ bay được 30 km. Triều Tiên sau đó tuyên bố đã tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và gọi đây là một thành công lớn.

Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên, coi đây là hành động vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang kể từ thời điểm Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi tháng 2 và phóng tên lửa lên quỹ đạo một tháng sau đó.

Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh nên tình hình chính trị giữa hai nước luôn ẩn chứa nhiều bất ổn. Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, thay vì một hiệp ước hòa bình.

Cảnh Triều Tiên phóng tên lửa từ tàu ngầm Triều Tiên ngày 24/4 tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và ca ngợi đây là một "thành công lớn" giúp nước này "có thêm một phương tiện cho tấn công hạt nhân".

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm

Triều Tiên dường như đã phóng một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm về phía biển, không lâu sau vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung thất bại hôm 15/4.

Liên Hợp Quốc lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên

Hội đồng Bảo an lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên, coi đây là hành động vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.


Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm