Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triết lý về âm nhạc hiện đại của Bob Dylan

Nhạc sĩ Bob Dylan chia sẻ quan điểm về 66 bài hát yêu thích của ông trong cuốn sách "The philosophy of modern song".

tac gia doat nobel anh 1

Trong sách, Bob Dylan ca ngợi nhiều nhân vật cá biệt trong làng nhạc, những người có năng lượng mạnh mẽ và không hợp thị hiếu số đông. Ảnh: Esquire.

Theo The guardian, The philosophy of modern song (tạm dịch: Triết lý âm nhạc hiện đại) là tập hợp những bài luận chiết trung, thổi làn gió mới vào những bản hit đình đám bằng việc đánh giá cao những khía cạnh khó hiểu và có phần kỳ quặc.

Năm 1993, Bob Dylan phát hành album World gone wrong, tập hợp những bản cover của những ca khúc tiền-hiện-đại của một vài nghệ sĩ mà ông tôn kính. Những tiêu chí chọn nhạc của Dylan khá thú vị: ngắn, đôi khi một chùm hợp âm siêu thực trên nền nhạc ảm đạm, kỳ bí gợi cảm giác phi thời gian, những bài hát nghe có vẻ già cỗi nhưng có ý nghĩa cộng hưởng với thời hiện đại.

Mặc dù The philosophy of modern song là một nhan đề bay bổng dễ gây hiểu lầm, cuốn sách là một tập viết về những ca khúc ông thích, song hành với World gone wrong chứ không phải một luận thuyết triết học về nghệ thuật viết nhạc.

Tập luận văn kỳ lạ đậm chất Bob Dylan

Được minh họa bằng vô số bức ảnh đôi khi được liên kết theo phương pháp tiếp tuyến (ảnh tĩnh công khai, ảnh chụp nhanh, phong cảnh và ảnh tư liệu cổ điển của Dorothea Lange và William Klein). Sách bao gồm 66 bài luận văn chủ quan về những bài hát Dylan yêu thích, từ những bài tiêu chuẩn và đặc sắc đến những bài khó hiểu và có phần kỳ quặc.

Đa phần, các bài hát được sắp đặt một cách quái gở: Whiffenpoof song quyến rũ nhưng rất kỳ quặc của Bing Crosby đi cùng bài hát ca khúc punk rock London calling của Clash. Ca khúc cổ điển By the time I get to phoenix của Jimmy Webb được tôn vinh cùng năng lượng hoang dã, phá cách của rock tiên phong như Sonny Burgess...

Cũng có những bất ngờ khác, đặc biệt là vắng bóng hoàn toàn nhạc The Beatles - có nhạc sĩ nào hiện đại hơn Lennon và McCartney của The Beatles? Tuy nhiên, Dylan chưa bao giờ là một người đam mê âm nhạc hay một nghệ sĩ gây ấn tượng mạnh bởi các kỹ thuật phòng thu phức tạp hoặc phát minh âm thanh đột phá - Brian Wilson cũng không xuất hiện. Không có bài hát nào của Carole King hay Joni Mitchell, nhưng Nina Simone đã được ca tụng một cách chính xác vì phong cách hát đặc biệt trong Don’t let me be misunderstood.

Cái tên Judy Garland cũng xuất hiện cùng Rosemary Clooney và Cher. Gypsys, Tramps và Thieves nhận được sự công nhận thích đáng, theo đó, Dylan cho rằng đây là ba người mà ông muốn mời đi ăn nhất.

Những cái tên xuất hiện trong cuốn sách hầu hết là người Mỹ và có xu hướng cổ điển không biện giải, đó có thể là loại nhạc thô ráp, ồn ào như blues, rockabilly, bluegrass, early folk hay âm nhạc tiền pop được ông cover gần đây. Có khá nhiều ca khúc tình cảm nhẹ nhàng như bài hát của Perry Como, Vic Damone, Dean Martin và dĩ nhiên, Frank Sinatra (dù Dylan chọn Strangers in the night - một bài hát Frank Sinatra ghét - rồi lần lại lịch sử của Strangers in the night, về những tranh cãi về tác quyền từ lời đến giai điệu).

The philosophy of modern song là một cuốn sách đậm chất Dylan: rời rạc, khó lường, nhưng luôn quyến rũ.

tac gia doat nobel anh 2

Bob Dylan, cùng Richard Manuel thuộc band nhạc (đằng sau), chụp năm 1966. Nguồn: Jan Persson/Redferns.

Tôn vinh những điều cá biệt

Một số bài luận nổi bật với những phân đoạn giàu trí tưởng tượng hơn, khi mà Dylan gợi lên bầu không khí hoặc sự cộng hưởng cảm xúc của một ca khúc bằng cách đi vào tâm trí của nhân vật trữ tình, của người nhạc sĩ khác. Bob Dylan sẽ mô tả cảm xúc của bài hát rồi bóc tách từng lớp nghĩa phức tạp bên dưới lớp mặt nạ ngạo nghễ như sự đề phòng, nỗi buồn, cảm giác bất an.

Phương pháp tiếp cận biểu tượng của ông tạo ra những nội dung thú vị. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ khi Dylan phân tích quá đà mà theo Sean O’Hagan của tờ The guardian là có phần vô lý, đơn cử như bài phân tích bản ballad đồng quê cổ điển Your cheatin ’heart của Hank Williams. O’Hagan cho rằng góc phân tích của Dylan ở bài hát này hoàn toàn đi lạc khỏi chủ ý của Williams.

Có những bài luận phân tích sâu đến “đáng ngạc nhiên”, O’Hagan cho rằng chỉ Dylan mới có khả năng liên hệ 2 dòng nhạc bluegrass và heavy metal với nhau. Dylan viết trong sách: “Cả hai đều là những dòng nhạc đậm truyền thống, là hai hình thức âm nhạc mà cả hình thức lẫn âm hưởng không thay đổi trong nhiều thập kỷ. Những ca sĩ nhạc sĩ thuộc 2 dòng nhạc này vẫn ăn vận như Bill Monroe và Ronnie James Dio”.

The philosophy of modern song không chỉ cho thấy bề dày kiến thức âm nhạc mà còn cả khả năng cảm nhận sâu sắc của Bob Dylan. Ông có thể xác định chính xác điều đã tạo nên điểm nhấn cho một bài hát, một ca sĩ hoặc một nhóm nhạc. Áp dụng tài năng sáng tác phi thường của mình, Dylan truyền tải rất nhiều chỉ trong một vài câu.

Nhà phê bình Sean O’Hagan cho rằng văn phong của Dylan thực sự tỏa sáng khi ông ca ngợi những nhân vật cá biệt trong làng nhạc, những người có năng lượng mạnh mẽ và không hợp thị hiếu số đông. Ví dụ ca sĩ nhạc rock kém-nổi Jimmy Wages, Dylan khen bài Take me (from this garden of evil) của ca sĩ này là “bản rock phúc âm đầu tiên và duy nhất”. Dylan viết: “Jimmy nhìn ra bản chất thực sự của thế giới. Bài hát không hề tô hồng cuộc sống”.

Cũng lệch chuẩn và phá cách như những bản nhạc ông viết, Bob Dylan tôn vinh những điều cá biệt, những cá nhân bên lề, những ca khúc mà có lẽ không quá vĩ mô, nhưng đặc biệt và chân thật, truyền tải được cảm xúc một cách tự nhiên và sâu lắng.

Bob Dylan viết sách về âm nhạc

Huyền thoại nhạc folk-rock Bob Dylan đang ấp ủ một cuốn sách mới và dự kiến giới thiệu với công chúng "đứa con tinh thần" này vào tháng 11 tới.

Chuyện của nhạc sĩ thiên tài Beethoven

Nhà soạn nhạc cổ điển người Đức gần như không thể nghe thấy gì từ năm 28 tuổi. Trong thế giới thiếu vắng âm thanh ấy, ông tìm đến âm nhạc.

Lê Lam

Bạn có thể quan tâm