Liên tiếp nhiều thế kỷ, các bậc tiền nhân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ra biển Đông khai thác sản vật, cắm mốc khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc tại Hoàng Sa.
Sáng 12/4, các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân công đức tổ tiên năm xưa giong buồm ra biển Đông, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Hình nhân tái hiện đội hùng binh Hoàng Sa. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Quảng Ngãi, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ tồn tại lâu đời trong các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn mà còn là lễ thức dân gian, văn hóa tín ngưỡng độc đáo, diễn ra hàng năm tại các địa phương ven biển ở Quảng Ngãi. Nơi nào có binh phu đi Hoàng Sa năm xưa, nơi đó hàng năm đều diễn ra nghi lễ này.
Vị pháp sư trong trang phục áo dài đỏ, mũ đỏ làm phép gọi quân binh Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải về phát lương thảo, trấn an tinh thần để hùng binh giong buồm thẳng tiến ra Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Hơn 32 năm thổi ốc u trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, đến nay cụ Võ Chú (82 tuổi, ngụ xã An Vĩnh) vẫn gắn bó với công việc này. Hòa trong tiếng chiêng, hồi trống giục, tiếng ốc u (loại ốc biển đặc trưng ở đảo Lý Sơn) vang lên từng hồi dài như tiếng kèn xung trận, tái hiện buổi lên đường thiêng liêng của đội hùng binh Hoàng Sa thuở trước.
Từng tốp trai làng rước thuyền từ đình làng An Vĩnh, mang ra bến thả xuống biển. Trong bài văn tế tại Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (1815), đến nay các tộc họ còn lưu giữ cho đời sau: "Những chiến sĩ tuân lệnh triều đình bảo vệ biên phòng lãnh hải trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã liều thân vì Tổ quốc. Sắt son một lòng ngang dọc chí nam nhi. Phong ba dồi dập, tuyết sương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn, thề quyết bảo vệ biên cương bờ cõi...".
Đông đảo du khách cùng người dân dự Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Tháng 4/2013, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể quốc gia; đình làng An Vĩnh, nơi bàn bạc, tuyển chọn binh phu đi Hoàng Sa năm xưa, được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho biết Lễ thức khao lề thế lính là
để chia tay những người đăng lính, còn Lễ thức khao lề tế lính là để tưởng niệm người đăng lính đã bỏ mình trên dặm dài sóng nước. Thế lính là nghi lễ thế mạng cho người đi lính, bởi ai cũng biết rằng người đi lính Hoàng Sa sẽ phải luôn luôn đối mặt với cái chết.
Các tộc họ đưa mô hình thuyền xuống biển để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên không tiếc máu xương, giong buồm ra Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Hội đua thuyền tri ân đội hùng binh Hoàng Sa diễn ra sáng 12/4.
Theo cứ liệu lịch sử, đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ XVII, đầu thời chúa Nguyễn, đến giữa thế kỷ XIX, thời Tây Sơn, với những cai đội người ở đảo Lý Sơn nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long đã sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và cả Trường Sa đo đạc thủy trình.
Nhà Nguyễn cũng cho lập các đội thủy quân cùng với Đội Hoàng Sa và Đội Quế Hương đi Hoàng Sa, Trường Sa dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thủy trình, lập bản đồ…Đặc biệt vào thời vua Minh Mạng, với những Cai đội, Chánh thủy quân suất đội nổi tiếng như Chánh Thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835), Chánh Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật (1836), Chánh Thủy quân suất đội Phạm Văn Biện....
Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nơi diễn ra Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Google Maps.
Bé Dương Thị Xuân Trường, con gái anh Dương Văn Giàu - người bị Trung Quốc cướp phá tàu cá ở Hoàng Sa nói: "Con vừa theo mẹ vào chùa Hang thắp nhang mong cho ba bình yên trở về".
Tưởng nhớ tổ tiên từng ra Biển Đông cắm cột mốc khẳng định chủ quyền, mỗi độ xuân về, người dân Lý Sơn lại mở hội đua thuyền tri ân công đức đội hùng binh Hoàng Sa.
Qua phân tích từ hàng trăm nghìn bức hình ghi nhận qua bẫy ảnh được cài đặt trong rừng, các chuyên gia xác định đàn voi hoang dã tại Đồng Nai có khoảng 25-27 cá thể.