Chiến tranh kéo dài và thảm họa núi lửa phun trào năm 2002 khiến sân bay Goma ở thành phố cùng tên bị vô hiệu hóa. Tro bụi bao phủ đường băng cùng những cuộc binh biến khiến phi trường này gần như ngừng hoạt động. Nó là món quà lớn với người dân địa phương vì họ có thể dùng cơ sở vật chất của sân bay để xây dựng nhà của của mình. |
Những chiếc máy bay bị phơi mưa, phơi nắng. Người dân tận dụng mọi thứ từ chúng để tái sử dụng. Những đứa trẻ chơi đùa trên thân những chiếc phi cơ và lấy các mảnh kim loại hoặc dây điện để mang về sử dụng. |
Ngoài ra, sân bay còn là sân chơi tuyệt vời cho trẻ địa phương. Trong thảm họa năm 2002, người ta trút nhiên liệu khỏi máy bay và đẩy nó về khu vực không bị dung nham đe dọa. Khá nhiều trẻ nhỏ mơ ước trở thành phi công nhưng gia đình quá nghèo khiến chúng chẳng bao giờ đạt được ước mơ. |
Người ta bỏ rơi những chiếc máy bay khi chúng vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, người dân địa phương chỉ có thể nhặt nhạnh những mảnh sắt rụng ra từ máy bay. Họ không có kiến thức và công cụ để hóa kiếp những con chim sắt khổng lồ này. |
Lực lượng vũ trang chống chính phủ ở Congo từng nắm quyền kiểm soát sân bay. Khi đó, những đứa trẻ được phép chơi đùa thoải mái với những chiếc phi cơ khi binh sĩ không tập luyện. Người dân cũng được phép vượt qua sân bay để rút ngắn quãng đường lấy nước và mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, phóng viên nước ngoài bị cấm tiếp cận sân bay. |
Khi lực lượng này rút khỏi thành phố, sân bay rơi vào tình trạng vô chủ trong thời gian ngắn nên Michael Christopher Brown, phóng viên của CNN, đã vào phi trường và thực hiện bộ ảnh độc nhất vô nhị. Một thời gian sau, quân đội Congo tiếp quản phi trường và xây bức tường kiên cố xung quanh sân bay. Brown không thể xác định những đứa trẻ còn cơ hội chơi đùa ở sân bay này nữa hay không. |