Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ 2 tháng tuổi ngừng tim sau 3 ngày sốt cao

Khi nhập viện cấp cứu, bé đã rơi vào tình trạng ngừng tuần hoàn, tiên lượng nặng.

Bé 2 tháng tuổi được cấp cứu sau khi ngừng tuần hoàn. Ảnh: BVCC.

Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ ngày 11/1, cơ sở y tế này vừa cấp cứu cho trường hợp trẻ 2 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Ba ngày gần đây, trẻ sốt cao từng cơn. Ban đầu, trẻ sốt 39 độ C kèm triệu chứng ho, khò khè. Lúc này, bé được gia đình đưa tới khám tại một cơ sở y tế tư nhân và có chẩn đoán viêm phế quản. Các bác sĩ tại đây cho thuốc về điều trị theo đơn.

Uống thuốc được 2 ngày, trẻ đỡ sốt, thở khò khè nhưng không đi ngoài, bụng chướng và bú kém hơn. Sáng sớm ngày 10/1, gia đình thấy trẻ lịm dần đi nên vội đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ để cấp cứu.

Tại khoa Cấp cứu, trẻ hôn mê sâu, da môi và toàn thân tím tái, nồng độ oxy trong máu (SpO2) không đo được, chi lạnh, đồng tử giãn tối đa, tim ngừng đập, bụng chướng căng, gan lách không sờ thấy.

Sau 45 phút cấp cứu liên tục, đồng thời kích hoạt báo động đỏ toàn viện, ê-kíp đã tập trung cấp cứu bóp bóng, ép tim, tiêm thuốc trợ tim cho bệnh nhi. Trẻ bắt đầu có nhịp tim trở lại và được đưa lên nằm điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, tiên lượng nặng.

Theo thông tin từ gia đình, tiền sử trẻ sinh đủ tháng, phát triển bình thường, không có tiền sử bệnh tật, ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Long, Trưởng khoa Cấp cứu, khuyến cáo đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, khi bị viêm đường hô hấp, có thể có diễn biến rất nhanh. Do đó, cha mẹ cần rất lưu ý khi chăm trẻ.

Cụ thể, khi trẻ có các dấu hiệu sốt, khó thở, bỏ bú, gia đình cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, mọi người cũng nên chọn khám đúng các bác sĩ có chuyên môn về nhi khoa để tiên lượng tốt hơn, đồng thời có phác đồ điều trị đúng, chính xác.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Nam thanh niên tổn thương não do sai lầm khi uống rượu

Khi được gia đình phát hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân đã gần như rơi vào hôn mê, phải nhập viện cấp cứu.

Thủng ruột sau khi ăn cá rô rán

Sau khi vô tình nuốt nhầm mang cá, người bệnh đã phải nhập viện và được phẫu thuật nội soi cấp cứu.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm