Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tránh đồ uống làm máu kết dính

Theo bác sĩ người Hàn Quốc Seung Nam Lee, dù có uống bao nhiêu nước hồng sâm, cà phê, trà ô long mỗi ngày, bạn vẫn có cảm giác khát đến cháy cổ.

Nước hồng sâm uống sau khi thức dậy là đồ uống chiết xuất. Để thành phần chiết xuất của dung dịch được truyền tốt tới các tế bào thì cần phải có nhiều nước hơn.

Thực phẩm chức năng với tác dụng phân hủy chất béo sẽ làm phát sinh nhiệt trong cơ thể nhằm làm thoát nhiều mồ hôi hơn. Máu sẽ kết dính hơn so với trước khi tập thể dục và cơ thể rơi vào tình trạng cần nước tới mức cảm thấy khát khô.

Thức uống lên men và sữa thay thế bữa sáng hay nước ép củ quả [...] đều như nước chiết xuất.

Các thành phần đa dạng bên trong thức uống đều cần nhiều nước để tiêu hóa, hấp thụ. Trong các loại trà bao gồm cả trà râu ngô đều có nhiều caffeine.

Nước hoa quả hay cà phê americano nhạt thì không sao, nhưng cà phê hòa tan có đường và kem tươi nhiều năng lượng hay cà phê espresso đậm đặc thì nên tránh đi.

Caffeine gây kích thích lên thận sẽ khiến chúng ta bài tiết bằng đường tiểu tiện một lượng nhiều hơn lượng nước chúng ta đã hấp thụ vào thông qua các loại thức uống.

Tương tự, rượu và trà ô long cũng có tác dụng lợi tiểu nên bạn cần lưu ý khi sử dụng. Bạn phải ghi nhớ rằng khô cổ là tình trạng thiếu một lượng nước khá lớn do cơ thể đã bị mất nước từ trước đó rồi.

Nếu lượng ẩm trong cơ thể giảm thì lượng máu cũng giảm. Và lượng máu giảm có nghĩa là huyết tương giảm. Máu được chia thành huyết tương và huyết cầu (tế bào máu), trong những thứ cần cho tế bào, trừ oxy và carbon dioxide do hồng cầu vận chuyển, còn lại huyết tương vận chuyển mọi thứ.

Nói cách khác, trong huyết tương có rất nhiều thành phần, từ các chất dinh dưỡng, muối khoáng, các chất cần thiết khác cho tới các chất thải. Khi huyết tương giảm đi không phải là các thành phần đều bị giảm toàn bộ mà những chất đề cập ở trên vẫn còn nguyên, chỉ là giảm lượng nước.

Vì thế việc huyết tương giảm đồng nghĩa với việc nồng độ natri của máu cao lên. Sự thay đổi này được ghi nhận ở vùng dưới đồi, khiến niêm mạc miệng bài tiết ít nước bọt hơn để tiết kiệm nước, vì thế cổ mới bị khô.

Nếu thiếu nước, độc tố sẽ tích tụ bên trong cơ thể

Vấn đề là đồng thời với việc cổ bị khô thì các thành phần khác trong cơ thể chúng ta cũng sẽ vận hành bất thường.

Hàng loạt cơ quan thụ nhận của hệ thống tuần hoàn máu thông báo đến não rằng cơ thể đang bị thiếu nước. Khi đó, máu sẽ tìm cách “cướp” nước từ tế bào, mà nếu tế bào bắt đầu khô đi, chúng sẽ trở nên thiếu dinh dưỡng. Vùng dưới đồi kích thích tuyến yên để bài tiết hormone chống lợi tiểu.

Khi mệnh lệnh này được truyền tới thận thì lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, thay vào đó lượng nước trong máu tăng lên. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ là cảm giác khát không biến mất thì đã là một may mắn.

Nếu thiếu nước, chức năng loại bỏ chất thải xuất hiện trong quá trình trao đổi chất giảm đi, hay nói cách khác là các độc chất thâm nhập cơ thể chúng ta bị đào thải ra bên ngoài ít hơn khiến độc tố bị tích tụ lại bên trong cơ thể, và do đó sẽ xuất hiện một loạt các triệu chứng như đau đầu, run tay chân, phù nề, mệt mỏi mạn tính...

Nếu quan sát hàng loạt những bệnh nhân tìm đến bệnh viện, chúng ta sẽ thấy bên cạnh những người bị khô da tới mức khó có thể chịu đựng nổi mùa hè nếu không có máy phun hơi ẩm, thì còn có không ít trường hợp xuất hiện triệu chứng viêm da dị ứng hoặc bệnh hô hấp không bao giờ khỏi.

Seung Nam Lee/ Thái Hà Books và NXB Công thương

SÁCH HAY