Câu 1: Trạng nguyên nào giỏi toán nhất sử Việt?
Trong nền giáo dục phong kiến Nho học, văn chương rất được đề cao. Tuy vậy, sử Việt từng xuất hiện trạng nguyên không chỉ giỏi văn, mà còn rất giỏi toán. Vị trạng nguyên đó là Lương Thế Vinh - người được suy tôn làm Trạng Lường. |
Câu 2: Tài toán học của Lương Thế Vinh thể hiện qua câu chuyện nào?
Lương Thế Vinh là trạng nguyên gắn liền những giai thoại về ứng dụng toán học vào cuộc sống - lĩnh vực rất mới mẻ với người Việt đương thời. Tài toán học của ông được thể hiện qua những giai thoại như chuyện cân voi trước mặt sứ giả phương Bắc, đo độ dày của tờ giấy, đo đạc chính xác những thửa ruộng có hình thù kỳ lạ. Nguồn tranh: NXB Mỹ Thuật. |
Câu 3: Tên cuốn sách toán học nổi tiếng của ông?
Khi còn sống, Trạng Lường Lương Thế Vinh để lại 2 tác phẩm toán học có giá trị rất lớn với lịch sử phát triển toán học Việt Nam. Đó là "Đại Thành toán pháp" và "Khải Minh toán học". Trong đó, "Đại Thành toán pháp" trở thành cuốn sách toán nền tảng của người Việt, được đưa vào chương trình khoa cử hơn 400 trăm năm sau đó. Sách dạy các kiến thức về số học, phương pháp đo lường bóng (phương pháp đồng dạng), hệ số đo lường, cách cân, đo, đong, đếm, định vị, đơn vị, tiền vải, dạy toán đạc điền. Ảnh: Báo Đà Nẵng. |
Câu 4: Lương Thế Vinh từng tham gia hội thơ nào do vua Lê Thánh Tông lập ra?
Lương Thế Vinh cũng có nhiều đóng góp cho nền văn thơ nước Việt. Ông giữ chức Sái phu trong hội thơ Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông. Ông chuyên phê bình, sửa chữa thơ trong hội, nhiều lần đã ngâm họa với vua Lê. Trạng Lường cùng Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Đào Cử soạn nhiều bài ký, văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông để lại những bài phú ca ngợi cuộc sống thanh cao, không màng danh hoa phú quý. Văn thơ của Lương Thế Vinh thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, thương dân, căm ghét bọn quan lại tham nhũng, thích cuộc sống thanh cao, gần gũi dân quê. Ngoài ra, ông còn viết nhiều sách về Phật giáo. Ảnh: Pinterest. |
Câu 5: Lương Thế Vinh cũng biên soạn sách về môn nghệ thuật nào?
Lương Thế Vinh am hiểu sâu sắc về âm nhạc và hát chèo. Ông cùng Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn hai bộ "Đồng văn" và "Nhã nhạc" dùng trong quốc lễ và triều hội. Ông nghiên cứu hàng trăm phường chèo, biên soạn cuốn "Hý phường phả lục", ghi lại các khoán ước của phường chèo, kịch bản và diễn xuất, cách đánh trống chèo, phương pháp múa và hát. Sách "Lịch sử Việt" nhận định: “Cuốn 'Hý phường phả lục' của Lương Thế Vinh có thể coi là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm và nêu những nguyên tắc có tính chất lý luận về nghệ thuật biểu diễn, diễn viên, múa hát và đánh trống”. Hình minh họa: Phụ Nữ Online. |
Câu 6. Biết tin Lương Thế Vinh qua đời, vua Lê Thánh Tông làm gì?
Có tài năng trải đều trên nhiều lĩnh vực, Lương Thế Vinh rất được ông vua hay chữ Lê Thánh Tông yếu quý. Ông không chỉ là đại thần, mà còn là bạn thơ của vua Lê. Khi biết tin ông qua đời năm 1496, vua Lê Thánh Tông rất đau lòng, than khóc, trong đó có những câu như: Khuất ngón tay than tài cái thế / Lấy ai làm trạng nước Nam ta. Ảnh: NXB Kim Đồng. |