Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ông vua giỏi sáng tác nhạc, lên ngôi nhờ giấc mơ của người khác

Vị vua này bất ngờ lên ngôi nhờ giấc mơ của người khác. Ông đồng thời cũng là hoàng đế có nhiều tài lẻ như sáng tác nhạc, điêu khắc.

Le Hien Tong,  vua nha Hau Le,  vua len ngoi nho giac mong nguoi khac anh 1

Câu 1: Vua nào của Hậu Lê giỏi về âm nhạc?

  • Lê Trang Tông
  • Lê Huyền Tông
  • Lê Anh Tông
  • Lê Hiển Tông

Lê Hiển Tông rất giỏi về âm nhạc và nhiều tài lẻ khác. Theo "Hoàng Lê nhất thống chí", “vua giỏi về các kỹ nghệ lặt vặt. Bao nhiêu cung điệu, nhạc phủ, nhà vua đều chế ra bài mới, âm thanh cực kỳ du dương, trong sáng”.

Le Hien Tong,  vua nha Hau Le,  vua len ngoi nho giac mong nguoi khac anh 2

Câu 2: Ông vua này có tên thật là gì?

  • Lê Duy Mật
  • Lê Duy Diêu
  • Lê Duy Phường
  • Lê Duy Nam

Lê Hiển Tông (1717-1786) là vị vua áp chót của nhà Hậu Lê. Ông có tên húy Lê Duy Diêu, con trưởng của vua Lê Thần Tông. Năm 1740, ông được chúa Trịnh đưa lên làm vua. Tranh minh họa: Báo Bình Phước.

Le Hien Tong,  vua nha Hau Le,  vua len ngoi nho giac mong nguoi khac anh 3

Câu 3: Vị vua này lên ngôi nhờ giấc mộng của ai?

  • Trịnh Tráng
  • Trịnh Tùng
  • Trịnh Doanh
  • Trịnh Sâm

Theo "Hoàng Lê nhất thống chí", trước khi lên làm vua, ông bị chúa Trịnh giam trong ngục. Năm 1740, Trịnh Doanh lên ngôi chúa, chuyển Lê Duy Diêu đến giam ở nhà cậu mình là Vũ Tất Thận. Đêm trước đó, Vũ Tất Thận “mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng, rõ ra cảnh tượng của đời thái bình”. Sáng hôm sau thấy quân lính giải hoàng tử đến nhà, ông rất kinh ngạc, cho là ứng vào giấc mộng của mình, bèn kể lại với chúa. Trịnh Doanh thấy vậy cho là người có phúc lớn bèn đón hoàng tử về tôn lên làm vua, đặt niên hiệu Cảnh Hưng.

Le Hien Tong,  vua nha Hau Le,  vua len ngoi nho giac mong nguoi khac anh 4

Câu 4: Sách nào đánh giá Lê Hiển Tông là vua “nhân từ, trầm tĩnh”?

  • Đại Nam thực lục
  • Đại Việt sử ký
  • Đại Việt thông sử
  • Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục

Theo các tài liệu lịch sử, Lê Hiển Tông là vua hiền lành, cam chịu. Theo sách "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" của triều Nguyễn, "nhà vua là người nhân từ, trầm tĩnh. Lúc về già, gặp Trịnh Sâm áp bức, ông cũng chỉ ngậm miệng mà nhịn. Đến nay Tây Sơn tôn phò, nhà vua ngoài mặt tuy mừng mà trong bụng vẫn lấy làm lo".

Le Hien Tong,  vua nha Hau Le,  vua len ngoi nho giac mong nguoi khac anh 5

Câu 5: Bộ sách luật nào được ban hành dưới thời vua Lê Hiển Tông?

  • Luật Hình thư
  • Quốc triều hình luật
  • Hoàng Việt luật lệ
  • Quốc triều khám tụng điều lệ

Lê Hiển Tông cũng là vị vua cho ban hành bộ luật tố tụng đầu tiên của nước ta. Năm Đinh Dậu (1777), bộ "Quốc triều khám tụng điều lệ" được ban hành, gồm những quy định về kiện tụng, quy định thẩm quyền các cấp xét xử, thời hạn xét xử, trình tự bắt người, điều tra, khám xét…

Le Hien Tong,  vua nha Hau Le,  vua len ngoi nho giac mong nguoi khac anh 6

Câu 6. Vua cho phát hành bao nhiêu loại tiền?

  • 10
  • 12
  • 14
  • 16

Trong thời gian làm vua, Lê Hiển Tông cho phát hành 16 loại tiền (nhiều nhất trong số các vua chúa Đại Việt). Tất cả đều mang tên Cảnh Hưng: Cảnh Hưng Thông Bảo, Cảnh Hưng Trung Bảo, Cảnh Hưng Chí Bảo, Cảnh Hưng Vĩnh Bảo, Cảnh Hưng Thái Bảo, Cảnh Hưng Cự Bảo, Cảnh Hưng Trọng Bảo, Cảnh Hưng Tuyền Bảo, Cảnh Hưng Thuận Bảo, Cảnh Hưng Chính Bảo, Cảnh Hưng Nội Bảo, Cảnh Hưng Dụng Bảo, Cảnh Hưng Lai Bảo, Cảnh Hưng Thận Bảo, Cảnh Hưng Ðại Bảo, Cảnh Hưng Ðại Tiền.

Le Hien Tong,  vua nha Hau Le,  vua len ngoi nho giac mong nguoi khac anh 7

Câu 7. Nhận định chính xác về Lê Hiển Tông?

  • Có 3 con rể làm vua
  • Sống thọ nhất của nhà Hậu Lê
  • Ở ngôi lâu nhất so với các vua Hậu Lê khác
  • Cả 3 đáp án trên

Lê Hiển Tông sống thọ nhất của nhà Hậu Lê (69 tuổi), ở ngôi lâu nhất (46 năm). Ông là vua duy nhất có 3 con rể làm vua, gồm Quang Trung - Nguyễn Huệ (lấy công chúa Ngọc Hân), vua Cảnh Thịnh của nhà Tây Sơn (lấy công chúa Ngọc Bình). Sau đó, Ngọc Bình lại kết duyên cùng vua Gia Long của nhà Nguyễn.

Tuyệt tác văn học cổ nhất của người Việt còn đến ngày nay

Tác phẩm văn học xuất hiện vào thế kỷ thứ VIII này được xem là cổ nhất của tác giả người Việt, hiện còn được lưu giữ.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm