Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trận chiến chia cắt bán đảo Triều Tiên 65 năm trước

Chiến tranh Triều Tiên chính thức nổ ra ngày 25/6/1950 và chia cắt đất nước thành hai miền. 65 năm trôi qua, hòa bình vẫn chưa thực sự trở lại trên bán đảo.

Tháng 6/1950, khi cộng đồng quốc tế đang hướng về giải quyết những hậu quả mà Thế chiến II để lại, một cuộc xung đột mới nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng trở thành nơi đối đầu giữa hai cường quốc thời bấy giờ là Mỹ (hỗ trợ Hàn Quốc) và Liên Xô (hỗ trợ Triều Tiên).
Tháng 6/1950, khi cộng đồng quốc tế đang giải quyết những hậu quả mà Thế chiến II để lại, một cuộc xung đột mới nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc cũng trở thành nơi đối đầu giữa hai cường quốc thời bấy giờ là Mỹ (hỗ trợ Hàn Quốc) và Liên Xô (hậu thuẫn Triều Tiên). Ảnh: AFP
Chiến sự xảy ra sau khi binh sĩ miền Bắc vượt sang đường phân cách là vĩ tuyến 38.
Trước khi trận chiến xảy ra, Đế quốc Nhật chiếm đóng và đô hộ bán đảo từ năm 1910 đến khi Thế chiến II kết thúc. 7 ngày trước khi quân đội Nhật hoàn toàn đầu hàng, Liên Xô đã tận dụng lợi thế và tăng cường quan hệ, tiếp cận để đưa quân vào bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AP
7 ngày trước khi quân đội Nhật hoàn toàn đầu hàng trong Thế chiến II, Liên Xô đã tận dụng lợi thế và tăng cường quan hệ, tiếp cận để đưa quân vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Liên Xô và Mỹ đồng thuận về việc phân chia bán đảo thành hai miền, lấy ranh giới là vĩ tuyến 38. Mỹ quản lý miền nam trong khi Liên Xô tiếp quản miền bắc.
Sau đó, các bên đồng thuận về việc phân chia bán đảo thành hai miền, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Mỹ quản lý miền Nam trong khi Liên Xô tiếp quản miền Bắc. Ảnh: AFP
Triều Tiên thành lập chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Il Sung, nhận sự ủng hộ từ Liên Xô.
Triều Tiên thành lập chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Nhật Thành, với sự ủng hộ từ Liên Xô. Ảnh: AP
Trong khi đó, ông Syungman Rhee đắc cử tổng thống ở miền nam năm 1948. Mỹ và Liên Xô rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949.
Trong khi đó, ông Syungman Rhee đắc cử tổng thống ở miền Nam năm 1948. Mỹ và Liên Xô rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949. Ảnh: AP
Tuy nhiên, vào rạng sáng ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên bất ngờ vượt qua đường ranh giới. Mỹ ngay lập tức điều động quân từ Nhật Bản đến Hàn Quốc để đối phó.
Tuy nhiên, vào rạng sáng ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên bất ngờ vượt qua đường ranh giới. Mỹ ngay lập tức điều động quân từ Nhật Bản đến Hàn Quốc để đối phó. Ảnh: AP
Quân đội Mỹ sử dụng súng chống tăng bazooka trong chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vào ngày 27/7/1950.
Quân đội Mỹ sử dụng súng chống tăng bazooka trong chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vào ngày 27/7/1950. Ảnh: AP
Máy bay ném bom F-84 Thunderjets của không quân Mỹ ném bom quân đội Triều Tiên vào ngày 9/10/1952. Chiến tranh Triều Tiên là dịp đầu tiên mà Mỹ triển khai loại máy bay này.
Máy bay ném bom F-84 Thunderjets của Không quân Mỹ ném bom quân đội Triều Tiên vào ngày 9/10/1952. Chiến tranh Triều Tiên là dịp đầu tiên mà Mỹ triển khai loại máy bay này. Ảnh: AP
Binh sĩ Hàn Quốc tham gia cuộc chiến Triều Tiên năm 1952.
Binh sĩ Hàn Quốc tham gia cuộc chiến Triều Tiên năm 1952. Ảnh: AP
Dưới sự kêu gọi và sức ảnh hưởng của Mỹ, 14 nước đã tham gia liên quân cùng Hàn Quốc chiến đấu.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, 14 nước đã tham gia liên quân cùng Hàn Quốc chiến đấu. Ảnh: AP
Người tị nạn từ Bình Nhưỡng tìm đường trốn sang miền nam. Tổng thống Mỹ khi đó là ông Harry Truman muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên để thành lập chính phủ thân phương Tây. Do vậy, ngày 15/10/1950 tướng MacArthur ra lệnh tiến quân sang biên giới của Triều Tiên. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đã bí mật tập kết tại đây. Bắc Kinh phát động đợt tấn công đầu tiên chống quân đội liên minh vào cuối tháng 10/1950. Tháng 1/1951, quân đội phương Tây buộc phải rút quân.
Trong khi quân đội Triều Tiên bao vây Busan, Tướng Douglas MacArthur, chỉ huy lực lượng Liên Hợp Quốc, quyết định đảo ngược thế trận. Ngày 15/9/1950, ông phát động chiến dịch tấn công vào cảng Inchon ở phía tây nhằm cắt đứt đường hậu cần và liên lạc của quân đội Triều Tiên. Ngày 25/9, liên quân giành lại Seoul. Ảnh: AP
Tổng thống Truman tuyên bố Liên Hợp Quốc sẵn sàng ký thỏa thuận đình chiến. Những cuộc hòa đàm diễn ra từ ngày 10/7/1951, tuy nhiên hai bên vẫn chưa kết thúc giao tranh. Bình Nhưỡng và Seoul mất hai năm để đạt đồng thuận về các vấn đề như trao trả tù binh và ranh giới khu vực đình chiến.
Người tị nạn từ Bình Nhưỡng tìm đường trốn sang miền Nam. Tổng thống Mỹ khi đó là ông Harry Truman muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên để thành lập chính phủ thân phương Tây. Do vậy, ngày 15/10/1950 Tướng MacArthur ra lệnh tiến quân sang biên giới của Triều Tiên. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đã bí mật tập kết tại đây. Bắc Kinh phát động đợt tấn công đầu tiên chống quân đội liên minh vào cuối tháng 10/1950. Tháng 1/1951, quân đội phương Tây buộc phải rút lui. Ảnh: AP
Tổng thống Truman tuyên bố Liên Hợp Quốc sẵn sàng ký thỏa thuận đình chiến. Những cuộc hòa đàm diễn ra từ ngày 10/7/1951. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa kết thúc giao tranh. Bình Nhưỡng và Seoul mất hai năm để đạt đồng thuận về các vấn đề như trao trả tù binh và ranh giới khu vực đình chiến. Ảnh: AP
Tướng Lee Sang Cho của Triều Tiên (thứ 3 từ trái sang) và Tướng Hsien Fang của Trung Quốc (thứ 2 từ trái) rời cuộc họp đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc làm trung gian tại khu vực Panmunjom ngày 29/10/1951.
Tướng Lee Sang Cho của Triều Tiên (thứ 3 từ trái sang) và Tướng Hsien Fang của Trung Quốc (thứ 2 từ trái) rời cuộc họp đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc làm trung gian tại khu vực Panmunjom ngày 29/10/1951. Ảnh: AP
Tháng 1/1953, ông Dwight Eisenhower đắc cử tổng thống Mỹ. Ông đe dọa Triều Tiên rằng Washington sẽ sử dụng bom hạt nhân để kết thúc chiến tranh. Ảnh: AP
Ngày 27/3/1953, các bên liên quan chính thức ký thỏa thuận đình chiến, thiết lập đường biên giới mới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Ảnh: Getty
Ngay sau đó, liên quân tiến hành chiến dịch Big Switch, hai bên tiến hành trao trả hàng nghìn tù binh. Theo kế hoạch, thỏa thuận đình chiến chỉ là giải pháp tạm thời "cho đến khi một hiệp ước hòa bình được thông qua". Ảnh: AP
65 năm trôi qua, hiệp ước hòa bình vẫn không được ký kết, hòa bình vẫn chưa chính thức trở lại trên bán đảo Triều Tiên. Về mặt kỹ thuật, nơi này vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Thỏa thuận Geneva năm 1954 thất bại do các nước không thể dàn xếp bất đồng. Biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hiện là một trong những vùng đất nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Getty

Tăng, pháo, trực thăng Hàn Quốc phô diễn sức mạnh

Xe tăng K1A1 xung trận, pháo tự hành K-9 nhả đạn, trực thăng phóng hỏa tiễn là những hoạt động diễn ra trong cuộc tập trận gần đây của lục quân Hàn Quốc.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm