Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trải nghiệm cuộc sống ở nơi tuyệt mật nhất Chiến tranh Lạnh

Chính quyền Đức vừa mở cửa một hầm ngầm chống bom hạt nhân để khách du lịch có thể trải nghiệm cảm giác sống tại khu vực tuyệt mật bậc nhất trong Chiến tranh Lạnh.


Hầm ngầm rộng 3.600 hecta này được xây dựng tại Rennsteighoehe, gần thành phố Ilmenau. Đây là một trong những công trình kiên cố nhất mà Đức cho xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Du khách phải bỏ ra 109 euro để có thể qua đêm tại đây trong khoảng 16 giờ. Một khách du lịch có tên Thomas Krueger trong trang phục thiếu tá của Quân đội nhân dân quốc gia CHDC Đức (NVA) đang đi dạo tại khu vực bên ngoài hầm ngầm. Ảnh: Boston.
Một khách du lịch khác thích thú với mũ cano của sĩ quan NVA. Tất cả các khách tham quan ở hầm ngầm Rennsteighoehe đều được phát các bộ quân phục của sĩ quan và binh lính NVA. Ảnh: Boston.
Tại đây, họ có thể ngắm nhìn các biểu tượng của Đông Đức gồm quốc kỳ, chân dung các lãnh tụ CHDC Đức, Liên Xô và các tranh cổ động thời kỳ đó…
Hans-Georg, 65 tuổi, một cựu quân nhân NVA giới thiệu thẻ bài của chính ông khi tham gia chuyến du lịch trải nghiệm ở Rennsteighoehe. Thông thường, quân đội khối XHCN không được phát thẻ bài như quân đội các nước TBCN. Tuy nhiên, thành viên của các lực lượng đặc biệt vẫn được phát vật nhận diện này.
Tất cả các thiết bị liên lạc của thời kỳ này đều được giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên, đường dây liên lạc giữa hầm ngầm này với các cơ quan chính quyền và an ninh đã không còn hoạt động từ năm 1989.
Một du khách có tên Andrea Friebe – một huyến luyện viên thể hình – trong trang phục ngụy trang kiểu mưa rơi của NVA.
Một tờ giấy được đánh máy dòng chữ “Thân gửi các du khách có mặt ở hầm ngầm này. Chúng tôi cảm thấy rất vui vì bạn có mặt ở đây đêm nay”.
Các du khách nếm thử món ăn trong căn bếp ở hầm ngầm. Thông thường, trong điều kiện hoạt động, các hầm ngầm luôn dự trữ đầy đủ thức ăn, nước uống và cả máy lọc khí đủ phục vụ hàng trăm người trong thời gian dài vài chục ngày.
Các du khách có thể ngủ lại hầm ngầm trên giường tầng của sĩ quan NVA.
Trong khi những người khác ngủ, một du khách trải nghiệm cảm giác của người lính gác đêm.
Các thành viên trong gia đình Hoppman đeo mặt nạ phòng độc. Các mặt nạ này có thể giúp người bình thường sống sót trong môi trường nhiễm bụi phóng xạ vài chục tiếng đồng hồ, tùy vào mức độ nhiễm xạ và sức khỏe của mỗi người. Trong điều kiện bình thường, việc đeo mặt nạ phòng độc là một cực hình.
Một bộ trang phục phòng hóa của binh lính NVA. Đây là trang bị không thể thiếu ở các hầm ngầm chống bom hạt nhân. Dù các hầm ngầm có kết cấu vững chắc và kiên cố nhưng không phải khu vực nào cũng an toàn với bụi phóng xạ.

An Dương

Bạn có thể quan tâm