Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trái bóng qua các kỳ World Cup

Những trái bóng đầu tiên của giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh có hình dạng không khác gì... bóng bầu dục.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

Những trái bóng đầu tiên của giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh có hình dạng không khác gì... bóng bầu dục.

>>Bóng World Cup 2010 ra mắt

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1930: World Cup lần đầu tiên được tổ chức tại Uruguay. Trong trận chung kết, đội chủ nhà tiếp Argentina với tình huống "độc nhất vô nhị": mỗi đội được đưa trái bóng của riêng mình vào từng hiệp đấu và Uruguay đã trở thành nhà vô địch đầu tiên.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1934: Trái bóng có tên Federale 102 được sử dụng tại World Cup 1934, được tổ chức ở Italy.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1938: Allen là tên của trái bóng tại kỳ World Cup 1938, diễn ra tại Pháp.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1950: Một loại bóng da màu da cam được sử dụng tại World Cup 1950. Tại giải đó, Uruguay lần thứ 2 đăng quang Jules Rimet Trophy (nay là FIFA World Cup Trophy)

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1954: BTC vẫn tiếp tục cho sử dụng loại bóng màu da cam khi mà giải được tổ chức tại Thụy Sỹ. Khi đó, Tây Đức lần đầu tiên lên ngôi tại giải đấu danh giá nhất hành tinh.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1958: Brazil lần đầu tiên bước lên bục vinh quang khi World Cup được tổ chức tại Thụy Điển. Và trái bóng được sử dụng tại giải đó vẫn có màu cam.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1962: Tiệp Khắc cũ trở thành nạn nhân tiếp theo của Brazil trong trận chung kết World Cup tại Chile. Khi đó, trái bóng màu da cam vẫn được sử dụng.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1966: Cú hattrick của Geoff Hurst vào lưới ĐT Tây Đức trong trận chung kết đã giúp đội chủ nhà Anh lần đầu tiên tận hưởng vinh quang VĐ World Cup. Và đây là lần thứ 5 liên tiếp người ta lại thấy trái bóng màu cam lăn trên sân cỏ.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1970: Bên cạnh sự ra đời của Tivi màu, màu sắc trái bóng cũng đã được thay đổi. Tuy vậy, hai gam màu chủ đạo của loại bóng mới có tên Telstar do hãng Adidas cung cấp lại mang màu Đen và Trắng. Giải này Brazil lên ngôi.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1974: Vẫn theo mẫu thiết kế của năm 1970, nhưng tên trái bóng đã được đổi thành Telstar Durlast Special Addition trong kỳ World Cup được tổ chức tại Tây Đức.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1978: Chủ nhà World CupArgentina đã vượt qua Hà Lan ở trận đấu cuối cùng để đăng quang ngôi vô địch. Lúc này, trái bóng lại được chuyển tên thành Tango Rosario.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1982: Hãng Adidas một lần nữa lại thay đổi tên trái bóng thành Tango Espana khi mà World Cup diễn ra tại Tây Ban Nha.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1986: Diego Maradona đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới với “Bàn tay của Chúa”. Quả bóng mang tên Azteca cũng đã giúp Argentina vượt qua Tây Đức trong trận chung kết World Cup diễn ra tại Mexico.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1990: Tiền đạo Paul Gascoigne (Gazza) đã phải rơi lệ khi tuyển Anh bị Tây Đức đánh bại sau loạt trận penalty đầy may rủi trong trận bán kết World Cup tổ chức tại Italia. Trái bóng lúc đó mang tên Unico.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1994: Lần đầu tiên lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại Mỹ. Và hãng Adidas cũng đặt cho trái bóng cái tên rất lạ: Questra.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

1998: Adidas đã lấy theo màu cờ Đỏ, Trắng, Xanh của Pháp để trang điểm cho trái bóng. Có lẽ nhờ đó mà Les Bleus đã giành ngôi vô địch khi vượt qua Brazil ở trận đấu cuối cùng.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

2002: Trái bóng có tên Fevernova với hai màu Bạc – Vàng đã được sử dụng tại kỳ World Cup được tổ chức tại hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

2006: Adidas vẫn là hãng cung cấp bóng cho kỳ World Cup được tổ chức tại Đức. Quả bóng lúc này lại được trang điểm theo 3 màu trắng, vàng và đen.

Trái bóng qua các kỳ World Cup

Trái bóng được dùng riêng trong trận chung kết World Cup 2006, diễn ra giữa Pháp và Italy

Theo DV

Bạn có thể quan tâm