Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Có cần biết khi khởi nghiệp?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vốn được nhắc đến nhiều, song không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ khái niệm này, đặc biệt là những bạn trẻ đang nuôi ước mơ khởi nghiệp.

Trong chương trình giao lưu giữa Suntory PepsiCo và sinh viên tham gia cuộc thi “Dynamic - Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai” do trường Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp với Suntory PepsiCo tổ chức, câu hỏi “Sinh viên khởi nghiệp có cần biết đến CSR?” được bàn luận sôi nổi.

CSR không chỉ là từ thiện

CSR (Corporate Social Responsibility), tạm dịch: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, cũng như cộng đồng địa phương và xã hội.

Những năm gần đây, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không còn lạ lẫm. Tuy nhiên ở nước ta, các hoạt động CSR phần lớn chỉ dừng lại dưới hình thức làm từ thiện, còn nâng tầm thành chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì không phải đơn vị nào cũng thực hiện được.

Thực tế, CSR không chỉ là làm từ thiện thông qua việc phát quà cứu trợ hay chữa bệnh cho người nghèo, mà còn là cam kết của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, mục đích cuối cùng là tạo sự phát triển bền vững.

“CSR tạo ra giá trị của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin, sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác và cộng đồng xã hội. CSR là môt phần không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh doanh bền vững. Chưa nhìn nhận, thấu hiểu và thực hiện CSR một cách đầy đủ, doanh nghiệp không thể nào phát triển bền vững tại địa phương, chưa nói tới bước ra thế giới với tư cách là công dân doanh nghiệp toàn cầu”, đại diện Suntory PepsiCo chia sẻ.

Suntory PepsiCo anh 1
Bà Chung Hương Giang, đại diện Suntory PepsiCo chia sẻ về giá trị của hoạt động CSR trong chương trình tuyển chọn “Đại Sứ Mizuiku - Em yêu nước sạch” cho các sinh viên tham gia cuộc thi Dynamic tổ chức tại Hà Nội.

Đó cũng là lý do để Suntory PepsiCo xây dựng chiến lược CSR chú trọng 3 yếu tố: Môi trường - tập trung vào mảng nước sạch cho cộng đồng trong đó nổi bật là dự án “Mizuiku - Em yêu nước sạch”, dự án Waterhope - cung cấp nước sạch giá cả hợp lý cho người dân miền Trung; Hỗ trợ Giáo dục đào tạo và thế hệ trẻ - nổi bật là đồng hành với cuộc thi “Dynamic - Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai”, Tiếp sức mùa thi và các hoạt động Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - hỗ trợ người nghèo, bệnh nhân nghèo.

Hiện dự án “Mizuiku - Em yêu nước sạch” đang được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Dự án tập trung giáo dục cho trẻ em về vai trò của tài nguyên nước trên trái đất, mang nguồn nước sạch đến học sinh các trường tiểu học, đồng thời truyền thông điệp bảo vệ nguồn nước, môi trường tới các bậc phụ huynh và cộng đồng nói chung.

“Mizuiku - Em yêu nước sạch” được xem như thành quả từ mục tiêu hài hòa giữa con người và thiên nhiên mà Suntory PepsiCo đang theo đuổi.

Suntory PepsiCo anh 2
CSR xuất phát từ chính nhận thức của doanh nghiệp và phải đem lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ảnh: Dự án “Mizuiku - Em yêu nước sạch”.

Start-up và CSR

Đối với các doanh nghiệp lớn, tầm quan trọng của CSR rất rõ ràng và khó có thể phủ nhận. Tuy nhiên, với những với đơn vị start-up đang “chạy ăn từng bữa”, CSR dường như vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.

Trên thực tế, việc lồng ghép chiến lược CSR vào cấu trúc công ty đã và đang phát triển là rất khó khăn. Bởi vậy, đưa CSR vào kế hoạch start-up sẽ giúp các công ty mới thành lập tránh được rủi ro ngay từ đầu. Bên cạnh đó, hiểu về CSR cũng giúp các đơn vị start-up xác định chính xác tầm nhìn và mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp trong tương lai.

“CSR không đơn thuần là các hoạt động từ thiện hay tạo tiếng tăm cho doanh nghiệp, mà còn bao gồm cả trách nhiệm về kinh tế, đạo đức và pháp lý. Khi hiểu bản chất của CSR, mình sẽ biết mình cần phải làm gì để kế hoạch khởi nghiệp của bản thân thêm hoàn thiện”, bạn Hương Giang (Đại học Hà Nội) chia sẻ trong chương trình tìm kiếm đại sứ Mizuiku.

Suntory PepsiCo anh 3
Sinh viên hào hứng thảo luận về vai trò của CSR với doanh nghiệp.

“Trước khi khởi nghiệp, mình cũng là một người tiêu dùng. Vì vậy, mình hiểu được người tiêu dùng cần và muốn gì, từ đó xây dựng kế hoạch khởi nghiệp chi tiết hơn, chính xác hơn, trước hết là đáp ứng mong đợi của khách hàng, sau là phát triển kinh tế và đem lại giá trị tốt đẹp cộng đồng”, bạn Nguyễn Thị Hương - sinh viên năm 4 Đại học Hà Nội chia sẻ.

Talkshow “Volunteer recruitment for Mizuiku” là một phần trong chuỗi hoạt động của cuộc thi “Dynamic - Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai” lần thứ 13, do Đại học Kinh tế TP.HCM khởi xướng và phối hợp cùng Suntory PepsiCo tổ chức.

Trước khi đến với vòng loại khu vực và chung kết, thí sinh sẽ trải nhiều hoạt động khác nhau như: Tinh thần khởi nghiệp - Yatte Minahare Spirit; Xây dựng nhóm khởi nghiệp - Formation of the founder team; Đánh giá ý tưởng và cơ hội kinh doanh… Dự kiến, vòng loại khu vực sẽ diễn ra vào tháng 1/2018, vòng chung kết diễn ra vào tháng 3/2018.

Hà Mỹ Giang

Bạn có thể quan tâm