Các nhà khoa học khuyến cáo những tín đồ của trà nên tránh xa các loại trà sử dụng túi lọc bằng nhựa sau các xét nghiệm của mình. Nghiên cứu mới cho thấy các một túi lọc trà trung bình thải ra hàng tỷ hạt vi nhựa vào cốc trà của bạn.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học McGill tại Canada mới đây đã thực hiện thí nghiệm bỏ 4 túi trà khác nhau trên thị trường vào 4 cốc nước sôi riêng biệt. Họ phát hiện ra trung bình mỗi túi thải ra hơn 11,6 tỷ hạt vi nhựa cùng hơn 3,1 tỷ các hạt nano khác nhỏ hơn. Con số này cao gấp hàng nghìn lần so với số hạt vi nhựa được tìm thấy trong các loại đồ ăn thức uống khác.
Mỗi túi trà trung bình thải ra hơn 11 tỷ hạt vi nhựa. |
Theo các nhà nghiên cứu, ảnh hưởng từ các đồ uống này vẫn chưa được xác định rõ.
Các nhà khoa học đã loại bỏ trà bên trong các túi để tránh việc ảnh hưởng đến kết quả, sau đó bỏ các túi lọc này vào cốc nước sôi để mô phỏng quá trình pha trà. Do đó, đây hoàn toàn không phải hạt vi nhựa đến từ lá trà. Các túi lọc này thường được sản xuất bằng nhựa polypropylene.
Nathalie Tufenkji, nghiên cứu sinh của thí nghiệm này, cho biết có một số loại hạt đủ nhỏ để xâm nhập vào tế bào của chúng ta.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hạt vi nhựa xuất hiện trong các loại đồ uống và thực phẩm, nhưng đây là thí nghiệm mới nhất cho thấy các loại đồ uống dùng túi lọc đang thải ra hàng tỷ hạt vi nhựa mỗi lần sử dụng.
Nghiên cứu cho thấy chúng ta hấp thụ vào cơ thể trung bình mỗi ngày 5 gram nhựa. |
Theo nghiên cứu khác của Đại học Newcastle, Australia vào đầu năm nay, trung bình mỗi người ăn 5 gram nhựa/ngày.
Đối diện với vấn nạn vi nhựa xuất hiện trong nước và thực phẩm, tổ chức WHO tuyên bố vào tháng trước rằng "đến nay vẫn chưa thấy hạt vi nhựa gây hại đến sức khỏe". Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy những hiểu biết của chúng ta về hạt vi nhựa còn hạn chế và bị động, cần có nhiều nghiên cứu hơn để giải quyết vấn đề này.
Nathalie Tufenkji cũng chưa thể chứng minh được tác hại của những hạt vi nhựa cô tìm thấy trong thí nghiệm túi lọc trà, nhưng một số loại hạt đã gây dị tật và tác động bất thường đến bọ chét nước.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc của Sở Y tế Cộng đồng trực thuộc WHO, bày tỏ băn khoăn: "Chúng ta cần biết nhiều thứ hơn về hạt vi nhựa, vì nó có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả ly nước tôi uống mỗi ngày".