Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trước thương chiến với Mỹ, kinh tế Trung Quốc đã bùng nổ ra sao?

Theo CNBC, Trung Quốc leo lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tốc độ "vũ bão" nhờ chính sách mở cửa kinh tế, công xưởng lớn nhất thế giới và đầu tư bùng nổ.

Ngày 1/10, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm kể từ ngày chuyển đổi thành siêu cường kinh tế, đúng vào thời điểm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ hủy hoại sự tăng trưởng này và gây nên cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Từ góc độ thị trường, mối đe dọa lan tràn khắp mọi nơi. Báo cáo tháng 7 của Viện toàn cầu McKinsey chỉ ra rằng tùy thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc, nền kinh tế toàn cầu có thể được hoặc mất từ 22 nghìn tỷ USD đến 37 nghìn tỷ USD vào năm 2040.

Tăng trưởng thần tốc 

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Trung Quốc đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010. Đất nước tỷ dân hiện vẫn giữ nguyên vị trí và chỉ xếp sau Mỹ.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 1
Trung Quốc giữ vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ năm 2010 đến năm 2018. Ảnh: CNBC. 

Một số chuyên gia kinh tế dự đoán rằng kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ vào năm 2030. Tuy nhiên, nếu tính đến điều kiện sống khác nhau giữa các quốc gia, hay còn gọi là điều chỉnh theo ngang giá sức mua, nền kinh tế Trung Quốc đã lớn nhất thế giới kể từ năm 2014.

Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng và quyền lực của Trung Quốc trong thập niên 70, Bắc Kinh đã khởi động hàng loạt cải cách vào năm 1978 và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng cô lập kinh tế.

Nền kinh tế này tăng trưởng như vũ bão trong những năm sau đó. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 10%, trước khi giảm xuống mức trung bình 7,1% dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 2
GDP của Trung Quốc dưới thời các nhà lãnh đạo khác nhau. Ảnh: CNBC.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Brookings, mức tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2016 thậm chí cao hơn các dữ liệu khoảng 1,7 điểm phần trăm.

Công xưởng thế giới

Động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng là mạng lưới các nhà máy khổng lồ, đã sản xuất từ đồ chơi đến điện thoại di động cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Sự gia nhập của Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã giúp quốc gia này củng cố vị thế nhà máy, nhà kinh tế lớn nhất thế giới.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 3
Thương mại của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới từ năm 1960 đến năm 2015. Ảnh: CNBC.

Theo nghiên cứu của McKinsey dựa trên 186 quốc gia, Trung Quốc xuất khẩu đến 65 quốc gia và nhập khẩu từ 33 quốc gia.

Đầu tư bùng nổ

Không chỉ thống trị lĩnh vực thương mại, Trung Quốc cũng phát triển trong nhiều năm để trở thành "người chơi lớn" trong dòng chảy đầu tư toàn cầu.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 4
Dòng chảy đầu tư tại Trung Quốc từ các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Ảnh: CNBC. 

Từ năm 2015 đến 2017, Trung Quốc là nước nhận được nhiều nguồn đầu tư từ trong nước và ngoài nước lớn thứ hai thế giới, theo McKinsey.





Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm