Chiều 19/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM có xu hướng giảm nhưng số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng ở tất cả quận, huyện và TP Thủ Đức.
Thống kê mới nhất đến ngày 16/6, thành phố ghi nhận 16.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, với 274 ca sốt xuất huyết nặng. Số ca bệnh tăng 117,3 % so với cùng kỳ năm 2021 (7.388 ca).
Nhiều trẻ em nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM liên quan bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Duy Hiệu. |
Từ ngày 10/6 đến 16/6, thành phố ghi nhận thêm một trường hợp tử vong, 2.181 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 606 ca so với trung bình 4 tuần trước.
Phường Tân Hưng Thuận, Thạnh Lộc (quận 12), Linh Xuân (TP Thủ Đức), xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh), xã Trung Chánh (huyện Hóc Môn) là 5 địa phương có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước đó.
HCDC thông tin thêm từ ngày 10/6 đến 16/6, toàn thành phố ghi nhận 136 ổ dịch sốt xuất huyết mới ở 77 phường, xã, tăng 13 ổ dịch mới so với tuần trước. HCDC đã phun hóa chất 257 ổ dịch và xử lý một ổ dịch diện rộng.
Ngoài ra, tính đến nay, TP.HCM ghi nhận 6.767 ca bệnh tay chân miệng. Từ ngày 10/6 đến 16/6, có 932 ca bệnh tay chân miệng, giảm 105 ca so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh giảm ở cả trường hợp khám ngoại trú và nhập viện điều trị nội trú.
Phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân), Thới An (quận 12), Long Trường (TP Thủ Đức) là 3 địa phương có số ca tay chân miệng tăng cao so với trung bình 4 tuần trước.
Trong tuần 24, thành phố ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng mới phát sinh tại 3 địa phương (Bình Thạnh, Bình Tân, TP Thủ Đức).
HCDC đưa ra biện pháp để diệt lăng quăng:
- Dành 10-15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà.
- Lật úp hoặc loại bỏ các vật chứa không sử dụng có thể gây đọng nước làm phát sinh lăng quăng như xô, lọ, chai cũ, hộp cơm, ly nước dùng 1 lần,…
- Thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần.
- Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối tránh bị tắc gây đọng nước.
- Đậy kín lu, hồ, thùng chứa nước khi không dùng đến.
- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
- Bỏ muối vào các khu vực đọng nước mà không thể dọn dẹp được như nước trong bình hoa để cúng tại các nghĩa trang, chén kê chân chạn,...
Dịch tay chân miệng
Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện ngay
Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng, đang điều trị tại nhà. Xin hỏi bé có triệu chứng nào thì tôi cần đưa tới bệnh viện ngay?
Thủ tướng: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm nếu thiếu vaccine Covid-19
Nhấn mạnh dịch bệnh dù được kiểm soát vẫn còn những diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh tiêm chủng và phải chịu trách nhiệm nếu để thiếu vaccine Covid-19.
Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp một số tình trạng ngoài da như phát ban do viêm da, nhiễm virus hay vi khuẩn, nấm.
Luật sư: 'Vội vã thiêu thi thể bé trai là điều bất thường'
Theo luật sư, ông Quang có dấu hiệu bất minh khi vội vã hỏa táng thi thể bé trai 3 tuổi. Cảnh sát cần làm rõ mục đích của bị can để xem xét áp dụng thêm tội danh.
Một gia đình làm đơn tố giác người liên quan vụ bé trai bị thiêu
Một gia đình ở TP Huế cho rằng con trai của họ đã nhiều lần bị bạo hành trong thời gian được ông Lê Minh Quang chữa bệnh chậm phát triển.