Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM tìm lời giải bài toán 'thắt lưng buộc bụng'

TP.HCM buộc phải tìm lời giải cho bài toán ngân sách để vừa có thể "chia sẻ khó khăn" với trung ương vừa đủ chi phí cho các dự án chống kẹt xe, ngập nước... đang dở dang.

Sáng nay 6/12, Hội đồng nhân dân TP.HCM khai mạc kỳ họp lần thứ 3 – khóa IX, kéo dài đến ngày 9/12. HĐND TP.HCM dành 4 ngày để thảo luận về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, dự toán phân bổ ngân sách năm 2017 trong bối cảnh phải “thắt lưng buộc bụng” dưới ảnh hưởng của việc giảm tỷ lệ điều tiết ngân sách từ 23% xuống 18%.

Nhiều câu hỏi đặt ra liệu TP.HCM sẽ giải bài toán ngân sách của mình như thế nào để vừa có thể “chia sẻ khó khăn” với trung ương, vừa đủ kinh phí cho hàng loạt chương trình trọng điểm về giao thông, chống kẹt xe, ngập nước…đang ngổn ngang.

Nỗi lo lắng về túi tiền của người dân và các dịch vụ đô thị đang xuống cấp vẫn hiển hiện rõ ràng.

TP HCM giai bai toan that lung buoc bung anh 1
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội năm 2016 tại kỳ họp HĐND lần thứ 3 – khóa IX, sáng 6/12. Ảnh: Phước Tuần.

 

Trước đó, trả lời Zing.vn, GS.TS. Nguyễn Thị Cành, ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) nhìn nhận trong bối cảnh đang có nhiều dự án dở dang thì việc giảm tỷ lệ điều tiết ngân sách là một cú sốc lớn cho TP.HCM.

“Tỷ lệ giữ lại ngân sách 23% (nếu tính theo ngân sách ròng là 7%) như trước đây đã là rất khó khăn để thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển”, GS Cành nói.

GS Cành đặt ra một loạt câu hỏi cho TP.HCM khi giao thông, đô thị đang bị quá tải, tắc nghẽn, ngập lụt… “Nếu cắt đầu tư thì làm sao giải quyết các vấn đề nan giải trước mắt và lâu dài? Làm thế nào để trở thành đô thị đáng sống? Người dân TP.HCM có vui vẻ đóng thuế khi các dịch vụ đô thị bị xuống cấp?”.

TP HCM giai bai toan that lung buoc bung anh 2
TP.HCM sẽ phải thực hiện hàng loạt dự án chống ngập, giải quyết kẹt xe trong năm 2017. Ảnh:

 

 Thanh Tùng.

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, phân tích trong giai đoạn 2004-2020, tỷ lệ ngân sách được giữ lại của TP.HCM giảm liên tục từ 29% xuống chỉ còn 18%. Việc đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước đột ngột bị thắt lưng buộc bụng sẽ làm suy giảm tăng trưởng không chỉ của TP.HCM mà còn của cả nước.

Cho tới nay, lãnh đạo TP.HCM đều khẳng định sẽ “vượt khó” để hoàn thành chỉ tiêu. Tuy nhiên, một kế hoạch chi tiết, dài hơi nhằm tăng thu hay giảm thiểu tối đa chi phí để tiết kiệm vẫn chưa hề rõ ràng.

Trong khi đó, tại Hội nghị Thành uỷ diễn ra hồi đầu tháng 12, TP.HCM lại gây bất ngờ khi thảo luận về việc tăng chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

TP HCM không thiếu tầm nhìn, chỉ thiếu cơ chế

Trao đổi với Zing.vn về nguyên nhân tụt hậu của TP HCM, GS.TS Nguyễn Thị Cành, cho rằng nhiều thế hệ đã trăn trở về chiến lược phát triển TP, nhưng đề xuất bị chặn lại bởi cơ chế,

Hà Hương

Bạn có thể quan tâm