Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM thử nghiệm 'cấp cứu trầm cảm'

Đội cấp cứu 115 khi nhận được tin báo từ người dân sẽ đến hiện trường thuyết phục, cấp cứu những người trầm cảm nặng có ý định tự sát rồi đưa đến bệnh viện chuyên khoa điều trị.

Sở Y tế TP.HCM vừa triển khai thử nghiệm "cấp cứu trầm cảm" ngoại viện. Hoạt động này do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TP.HCM phụ trách.

Theo đó, khi phát hiện người có các biểu hiện của chứng trầm cảm nặng, người dân có thể gọi số 115 (số trực cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115) hoặc số 19001267 (số điện thoại chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM).

TP.HCM thu nghiem cap cuu nguoi tram cam,  tu sat anh 1

Bên trong một xe cấp cứu tại TP.HCM. Ảnh: Ngọc Tân.

Sau khi tiếp nhận cuộc gọi, nhân viên y tế trực tổng đài hỏi một số nội dung nhằm sàng lọc và báo tin khẩn cấp đến đội cấp cứu 115. Tiếp đến, đội cấp cứu sẽ tiếp cận hiện trường để thuyết phục và đưa người bệnh đến bệnh viện điều trị. Khi tình trạng rối loạn tâm thần thuyên giảm, người bệnh được chuyển về địa phương chăm sóc ngoại trú.

Theo Sở Y tế TP.HCM, việc tìm đến cái chết là kết cục có thể đoán trước với người bị trầm cảm thể nặng. Do đó, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tự sát của họ và gọi đội cấp cứu đến hỗ trợ là hoạt động thiết thực cần được triển khai.

Hiện TP.HCM có Bệnh viện Tâm thần, 4 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh viện chuyên khoa nhi chuyên tiếp nhận và điều trị cho người bệnh có triệu chứng tâm thần.

Các phòng khám tâm thần thuộc các trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp nhận, chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần đã điều trị ổn định từ các bệnh viện chuyên khoa.

Các trạm y tế phường, xã, thị trấn tham gia chăm sóc người bệnh tâm thần ổn định và cấp phát thuốc cho một số trường hợp đặc biệt.

Sở Y tế TP.HCM nhận định nhờ mạng lưới chăm sóc, quản lý từ bệnh viện chuyên khoa đến trạm y tế phường, xã, thị trấn, việc hỗ trợ chăm sóc, điều trị sức khỏe tâm thần, thích ứng các di chứng hậu Covid-19 cho người dân TP.HCM là khả thi.

Sẽ kiểm tra đột xuất các xe cấp cứu tại TP.HCM

Sở Y tế phối hợp cùng Công an TP.HCM kiểm tra đột xuất các xe cấp cứu tại TP.HCM, tránh tình trạng xe không phép vận chuyển người bệnh không đúng quy định.

Làm gì để cứu giúp người bị tai nạn giao thông tránh ‘làm ơn mắc oán’?

Gọi 115 để cấp cứu người bị nạn, 113 thông báo cho công an, nhờ người quay lại toàn bộ quá trình cứu giúp nạn nhân… là cách giúp người bị tai nạn giao thông tránh “làm ơn mắc oán".

Anh Nhàn

Bạn có thể quan tâm