Với 101 tác phẩm nhiếp ảnh được chọn lọc từ hơn 2.000 file ảnh để đưa vào tập sách ảnh Sài Gòn Covid-19, Trần Thế Phong mong muốn gửi đến các bạn những hình ảnh của một Sài Gòn thanh vắng, diễm lệ và nghĩa tình. |
Mỗi bức ảnh trong tập sách ảnh là một mạch cảm xúc của tác giả trong những ngày rong ruổi bắt nhịp Sài Gòn yên lặng đến lạ thường. Từ chủ đề đường phố, nhịp sống thường ngày, ảnh hưởng kinh tế, những địa điểm nổi tiếng, cửa hàng quán xá khép cửa, sự thay đổi linh hoạt trong dịch vụ kinh doanh mùa dịch, muôn kiểu mưu sinh, những mảnh đời khó khăn. Trong ảnh là chợ Bến Thành vắng vẻ trong một buổi chiều ngày giãn cách. |
Trong ảnh là trụ sở UBND TP.HCM trong ngày giãn cách. Trong sách Trần Thế Phong đặt tên cho bức ảnh này là “Ước vọng yên bình”. |
Trong ảnh là trạm xe bus ở đường Hàm Nghi, quận 1. Trong sách Trần Thế Phong đặt tên cho bức ảnh này là “Vắng”. |
Phố Bùi Viện (còn gọi là phố Tây ở quận 1, TP.HCM) trong một buổi tối trong những ngày giãn cách. Trong sách Trần Thế Phong đặt tên cho bức ảnh này là “Vắng lặng”. |
Cảnh vắng vẻ ở Nhà thờ Đức Bà trong ngày giãn cách. |
Cổng Bệnh viện Nhi đồng 2, số 14 Lý Tự Trọng, quận 1 im lìm, không người qua lại. |
Muôn kiểu mưu sinh thời Covid. Một người phụ nữ kéo xe trên đường Nguyễn An Ninh, quận 1. Trong sách Trần Thế Phong đặt tên bức ảnh này là “Lạc lõng”. |
Một người đàn ông làm nghề bơm xe ở đầu đường Nguyễn Thị Nghĩa, quận 1. Trong sách Trần Thế Phong đặt tên bức ảnh này là “Bơm xe thời Covid”. |
Một sạp báo trên đường Lý Chính Thắng, quận 3. |
Kinh doanh mùa dịch. "Quý khách vui lòng đứng cách quầy 2 m" - "Quầy nhựt ký bán mang về" ở số 16A Hậu Giang, phường 2, quận 6 hưởng ứng việc phòng chống Covid. |
Nghĩa tình của người Sài Gòn cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn trong đại dịch. Sẽ không ai bị bỏ lại phía sau, những tấm lòng thiện nguyện luôn sẵn lòng tương trợ ngay tức khắc. Những bức ảnh ghi lại nụ cười và giọt nước mắt không thể “giấu đi” khi những hoàn cảnh khó khăn kịp thời nhận được những hỗ trợ cần thiết. |