Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM sẵn sàng tái kích hoạt bệnh viện dã chiến khi ứng phó Omicron

Các ca mắc biến chủng Omicron trên địa bàn TP.HCM hiện đều là nhập cảnh, được cách ly chặt chẽ, chưa lây lan trong cộng đồng.

Chiều 17/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM họp báo định kỳ.

Hiện, TP.HCM điều trị trên 3.600 bệnh nhân, trong đó, 75 trẻ em dưới 16 tuổi, 270 bệnh nhân nặng đang thở máy, 17 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 16/1, TP.HCM có 123 bệnh nhân nhập viện, 211 bệnh nhân xuất viện, 12 trường hợp tử vong trong ngày. Tổng số tử vong cộng dồn từ ngày 1/1/2021 đến nay là 20.240.

Tính đến 16/1, TP.HCM đã tiêm hơn 3,4 triệu liều vaccine Covid-19 nhắc lại và hơn 564.000 mũi bổ sung.

Số ca tử vong tại TP.HCM từ 22/8 đến nay
Nguồn: HCDC
Nhãn 22/8 23/8 24/8 25/8 26/8 27/8 28/8 29/8 30/8 31/8 1/9 2/9 3/9 4/9 5/9 6/9 7/9 8/9 9/9 10/9 11/9 12/9 13/9 14/9 15/9 16/9 17/9 18/9 19/9 20/9 21/9 22/9 23/9 24/9 25/9 26/9 27/9 28/9 29/9 30/9 1/10 2/10 3/10 4/10 5/10 6/10 7/10 8/10 9/10 10/10 11/10 12/10 13/10 14/10 15/10 16/10 17/10 18/10 19/10 20/10 21/10 22/10 23/10 24/10 25/10 26/10 27/10 28/10 29/10 30/10 31/10 1/11 2/11 3/11 4/11 5/11 6/11 7/11 8/11 9/11 10/11 11/11 12/11 13/11 14/11 15/11 16/11 17/11 18/11 19/11 20/11 21/11 22/11 23/11 24/11 1/12 2/12 3/12 4/12 5/12 6/12 7/12 8/12 9/12 10/12 11/12 12/12 13/12 14/12 15/12 16/12 17/12 18/12 19/12 20/12 21/12 22/12 23/12 24/12 25/12 26/12 27/12 28/12 29/12 30/12 31/12 1/1 2/1 3/1 4/1 5/1 6/1 7/1 8/1 9/1 10/1 11/1 12/1 13/1 14/1 15/1 16/1
Số ca tử vong Ca 340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94 57 75 76 72 67 78 75 64 74 65 60 65 57 56 58 46 44 44 42 36 30 35 40 37 34 33 30 31 26 25 21 20 18 19 19 19 18 19 15 16 15 12
Xu hướng ca tử vong
340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94 57 75 76 72 67 78 75 64 74 65 60 65 57 56 58 46 44 44 42 36 30 35 40 37 34 33 30 31 26 25 21 20 18 19 19 19 18 19 15 16 15 12

Đáng chú ý, trong ngày 15/1, TP.HCM ghi nhận 15 ca tử vong do dịch Covid-19, trong đó, 9 ca là của TP.HCM và 6 ca từ các tỉnh khác chuyển đến điều trị. Đây là lần đầu sau hơn 5 tháng kể từ khi dịch bùng phát, số ca tử vong tại TP.HCM giảm dưới ngưỡng 10 người.

TP.HCM chưa có ca mắc biến chủng Omicron cộng đồng

Trả lời câu hỏi về việc kiểm soát biến chủng Omicron, ông Nguyễn Hồng Tâm (Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM - HCDC) cho biết thành phố đã có kế hoạch ứng phó với biến chủng Omicron từ năm 2021 và thực hiện giám sát chặt chẽ từ cửa khẩu nhập cảnh đến cộng đồng.

“Các ca mắc biến chủng Omicron hiện đều là nhập cảnh, được cách ly chặt chẽ, chưa lây lan trong cộng đồng”, ông khẳng định và cho biết HCDC đang triển khai test nhanh cho tất cả người nhập cảnh ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Tâm cho biết thêm hiện khách nhập cảnh vào Việt Nam phải có giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ; test nhanh âm tính trước khi lên và sau khi xuống máy bay. Trong nội địa, HCDC tiến hành tầm soát ca mắc biến chủng Omicron ở khu có nhiều người nhập cảnh hoặc số ca tăng bất thường. Quy trình này đã khá chặt chẽ và trong dịp Tết sắp tới, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện.

Lập khoa riêng chăm sóc bệnh nhâu hậu Covid-19

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết các bệnh viện đã có khoa điều trị bệnh nhân hậu Covid-19. Các khoa này có bác sĩ chuyên tư vấn, thăm khám, phát hiện điều trị và xử lý di chứng của bệnh nhân.

“Các bệnh viện đang làm rất tốt”, bà Mai nhận định.

Trong đó, Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp đã triển khai điều trị người mắc di chứng hậu Covid-19 tại chỗ và thăm khám qua ứng dụng (app). Ngoài ra, thành phố có nhiều bệnh viện khác cùng tham gia.

Về kế hoạch phòng, chống dịch của ngành y tế trong Tết Nhâm Dần 2022, Sở Y tế đã có văn bản gửi đơn vị trực thuộc để chuẩn bị.

Theo bà Mai, số bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn hiện chiếm 10-30% công suất hoạt động. Để lực lượng y tế có thời gian hồi phục lại sức khỏe, 4 bệnh viện dã chiến tạm ngưng, bác sĩ tại đây được rút về.

“Trong trường hợp đối phó biến chủng Omicron, Sở Y tế sẽ kích hoạt, trong vòng 24 giờ, các bệnh viện dã chiến sẽ tái hoạt động”, bà Mai nói.

Giải pháp chuyển màu của quận cửa ngõ Bình Thạnh

Bà Thái Thị Hồng Nga, Phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, cho biết Bình Thạnh là địa bàn cửa ngõ, có đặc thù dân nhập cư đông, nguy cơ lây lan cao. Trong tuần trước, Bình Thạnh được xếp ở cấp độ 2 về dịch - màu vàng. Để chuyển màu cấp độ, ban chỉ đạo quận đã tập trung 2 nhiệm vụ vừa phục hồi kinh tế, vừa phòng, chống dịch.

Theo bà Nga, một trong những giải pháp chuyển màu được quận áp dụng mạnh mẽ là tuyên truyền đến người dân, cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Theo thống kê trong tuần vừa qua, số ca mắc mới của quận Bình Thạnh là 215 ca. Tuần này, số ca giảm còn 174.

“Kinh nghiệm rút ra là sau khi triển khai các bộ tiêu chí, tuyên truyền, quận thành lập đội kiểm tra liên ngành, nhắc nhở, hướng dẫn cơ sở kinh doanh đảm bảo đúng tiêu chí phục hồi sản xuất kinh doanh”, bà Nga nói.

Quận Bình Thạnh đặc biệt quan tâm công tác tiêm chủng với hơn 99% mũi 1 và 2. Địa phương đang triển khai chiến dịch tiêm nhắc, lấy mẫu nhóm người có nguy cơ cao để kịp thời can thiệp trong trường hợp trở nặng.

Hiện, quận Bình Thạnh đã vận động 40 tình nguyện viên, 20 trạm y tế lưu động cùng các y bác sĩ. Quận mời gọi được 213 nhà thuốc tham gia cấp phát thuốc, hỗ trợ quận chăm sóc y tế trên địa bàn.

Hoạt động của chợ đầu mối trở lại bình thường

Liên quan vấn đề cung ứng hàng hóa ở 3 chợ đầu mối, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết hiện hoạt động của 3 chợ đã ổn định. Theo thống kê, lượng hàng nhập về mỗi chợ dao động 8-9 tấn/ngày, con số này cho thấy tình hình gần như quay lại như trước đợt dịch lần thứ 4 bùng phát.

Để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ người dân trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, Sở Công Thương đã làm việc với các đơn vị phân phối, bảo đảm kế hoạch chuẩn bị lượng hàng. Theo dự báo, nhu cầu hàng hóa sẽ gia tăng cao gấp 1-2 lần vào khoảng 23 Tết và sau ngày này.

“Do đó, Sở Công Thương và các đơn vị cung ứng đã có sự chuẩn bị để đảm bảo phục vụ, đáp ứng nhu cầu người dân trong dịp Tết cổ truyền sắp tới”, bà Ngọc nói.

Ngày 15/1, UBND TP.HCM công bố dịch tại thành phố ở cấp độ 1. Ở cấp quận/huyện, 19/22 địa phương đạt cấp độ 1; ba địa phương ở cấp độ 2 là quận 1, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè.

Tuần qua, hai địa phương tăng cấp độ dịch (từ cấp 1 lên cấp 2) so với tuần trước là huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè. Còn quận 10, quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức giảm từ cấp 2 xuống cấp 1.

Lần đầu, số ca tử vong tại TP.HCM giảm xuống dưới 10 người

Lần đầu, sau 5 tháng, số ca tử vong tại TP.HCM giảm còn 9 ca (tính đến 11h ngày 16/11). Ngoài ra, thành phố ghi nhận thêm 6 ca tử vong chuyển từ tỉnh, thành khác đến.

Thu Hằng - Thư Trần

Bạn có thể quan tâm