Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM hiện có 68 chợ truyền thống hoạt động

3 chợ đầu mối và 4 siêu thị phải tạm ngưng hoạt động do liên quan tới ca nhiễm nCoV. TP.HCM hiện chỉ có 68 chợ truyền thống hoạt động.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch bệnh Covid-19 chiều 12/7, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết thành phố đang có 68/273 chợ hoạt động. 169 chợ (bao gồm 3 chợ đầu mối) và 4 siêu thị phải tạm dừng hoạt động.

Ông Phương cho biết 3 chợ đầu mối và 4 siêu thị lớn phải tạm ngưng hoạt động do liên quan tới ca nhiễm nCoV. Các chợ truyền thống phải tạm ngưng phục vụ vì hai lý do: Liên quan ca nhiễm nCoV; hoặc địa phương đánh giá hoạt động của chợ chưa đảm bảo theo bộ tiêu chí an toàn của thành phố.

Giải thích lý do một số nơi thiếu và chưa có hàng, ông Phương cho biết Sở Công Thương đã có kế hoạch cung ứng hàng hóa và triển khai để đảm bảo nguồn cung ứng cho người dân. Các siêu thị có kho dự trữ và nguồn hàng dự phòng, đảm bảo liên tục cung ứng lên quầy kệ.

Ông Phương cho biết điều kiện khó khăn, sở đã vận động các cửa hàng thực phẩm nhỏ lẻ, len lỏi trong khu dân cư, đặc biệt là cửa hàng tiện lợi, bổ sung thêm hàng thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, các cửa hàng này có diện tích nhỏ, không đủ quầy kệ nên khi người tiêu dùng tập trung mua sắm đông, cửa hàng không kịp cung ứng dẫn đến có giai đoạn thiếu hàng.

"Trên tổng thể, thành phố đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho người dân", ông Phương khẳng định.

Đối với thông tin về việc một số mặt hàng tăng giá, ví dụ như bắp cải giá 120.000 đồng. Ông Phương cho biết qua kiểm tra thì phát hiện đây là các mặt hàng nhập khẩu dạng organic, phục vụ cho nhóm tiêu dùng cao cấp nên có giá cao hơn. Tuy nhiên, khi hình ảnh được đăng trên mạng thì không rõ thông tin xuất xứ hàng hóa dẫn đến sự nhầm lẫn rằng giá cả trong siêu thị tăng 2-3 lần.

Đại diện Sở Công Thương khẳng định qua theo dõi thì hệ thống phân phối hàng trong siêu thị không tăng giá.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 1

Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương. Ảnh: Thu Hằng.

Trước đó, ngày 8/7, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã ký Công văn 2279 về áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.

Theo đó, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm ngưng.

TP.HCM đã chuẩn bị đủ hàng hóa để cung ứng cho người dân và đề nghị người dân không tích trữ lương thực, thực phẩm, gây tập trung đông người tại các điểm mua, bán nhu yếu phẩm.

Từ ngày 27/4 đến trưa 12/7, TP.HCM ghi nhận 14.435 ca mắc Covid-19, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.


Người dân TP.HCM đứng ngay chốt kiểm dịch đợi lấy đồ ăn "Tôi từ quận Gò Vấp qua quận Tân Bình mua đồ ăn nhưng không có giấy chứng minh ra ngoài cần thiết, phải đợi nhận hàng tại chốt kiểm soát dịch", chị Ngân (25 tuổi) cho biết.

Gò Vấp thay đổi vị trí chốt kiểm soát gây ùn tắc

Chốt kiểm soát trên đường Nguyễn Kiệm đặt trên đường một chiều khiến các phương tiện không thể quay đầu. Quận Gò Vấp sẽ thay đổi vị trí chốt này.

TP.HCM tìm người từng đến chợ Đa Kao ở quận 1

Những người từng đến mua hàng, tiếp xúc người ở chợ Đa Kao trên đường Nguyễn Huy Tự từ 28/6 đến 10/7 cần liên hệ ngay trạm y tế để lấy mẫu xét nghiệm.

TP.HCM tìm người đến 3 cửa hàng thực phẩm ở quận Tân Bình

Cơ quan chức năng kêu gọi cá nhân từng đến nhà thuốc và 3 cửa hàng bán thực phẩm ở phường 5, quận Tân Bình (TP.HCM) cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để khai báo.

Người di chuyển trong TP.HCM không bị kiểm tra giấy xét nghiệm

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu không kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19 đối với các trường hợp có nhu cầu thật sự cần thiết đi lại trong phạm vi thành phố.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm