Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM đề xuất 28 cơ chế 'chưa từng có' để hoàn thành 500 km metro

Để hoàn thành kế hoạch xây dựng 500km metro, TP.HCM đã xây dựng và trình cấp thẩm quyền cho phép áp dụng 28 cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội mang tính đột phá.

UBND TP.HCM vừa gửi tờ trình Ban cán sự Đảng UBND TP xem xét nội dung Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Metro TP.HCM anh 1

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ hoàn thành khoảng 183km metro (đường sắt đô thị). Ảnh: TK.

Trong tờ trình, UBND TP đặt mục tiêu phát triển đường sắt đô thị hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hình thành phương thức vận tải văn minh, hiện đại, góp phần tái cấu trúc hệ thống giao thông công cộng, xây dựng văn hóa giao thông, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.

TP.HCM cũng hướng tới đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế vào năm 2045; phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2030 đảm nhận từ 15-20%, đến năm 2035 đạt 40-50% và sau năm 2035 đạt 50-60% .

Theo lộ trình đến năm 2035, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hoàn thành khoảng 183km đường sắt đô thị (metro) bao gồm loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn, tần suất cao.

Đến năm 2045, sẽ xây dựng thêm khoảng 168,36km để hoàn thiện 7 tuyến metro, nâng tổng chiều dài lên 351km. Năm 2060, sẽ hoàn thành các tuyến metro số 8, 9, 10 để nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị lên hơn 510km.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, TP cần được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội mang tính đột phá.

UBND TP đã hoàn thiện 6 nhóm cơ chế chính sách về quy hoạch; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục, thẩm quyền đầu tư xây dựng và triển khai dự án; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; tổ chức quản lý, khai thác.

Trong 6 nhóm này sẽ có 28 cơ chế đặc thù với 17 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội và 11 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.

Đề xuất loạt cơ chế chưa từng có

Trong 17 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, UBND TP.HCM đề xuất Quốc hội cho phép căn cứ đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP đã được cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư và UBND TP quyết định đầu tư dự án đường sắt đô thị.

TP cũng đề xuất được quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án được thực hiện tương tự như dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công;

TP được chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; tổ chức nghiệm thu trong quá trình thi công và nghiệm thu hoàn thành dự án; thẩm định và phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy; chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Về huy động vốn, TP.HCM đề xuất được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và được quyền quyết định chính sách hấp dẫn về lãi suất cho trái phiếu, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ cho thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác. Tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp. Trường hợp vượt thì trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo thực tế...

Đối với 11 cơ chế thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, TP.HCM đề xuất được rút gọn các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, thay thế quy trình điều chỉnh và việc ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch bằng văn bản chấp thuận của UBND TP.

TP cũng mong muốn được thành lập Tổng công ty Đường sắt đô thị do TP nắm giữ 100% vốn điều lệ, có chức năng huy động vốn, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh đa ngành; Tổng công ty được sử dụng nguồn vốn đầu tư công để phát triển hệ thống đường sắt đô thị đến khi chủ động được vốn.

Rắc rối vụ metro số 1 TP.HCM bị nhà thầu đòi bồi thường

Dự án tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) đang trong giai đoạn “chạy nước rút” để hoàn thành thì tiếp tục phát sinh các vướng mắc mới từ phía nhà thầu.

Toàn cảnh tàu metro Nhổn - Ga Hà Nội sắp đưa vào khai thác thương mại

Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao sắp được khai thác thương mại vào tháng 7/2024, đi qua trục đường có lượng phương tiện lớn, thường xuyên ùn tắc và mật độ dân cư cao.

Hàng trăm người ở TP.HCM trải nghiệm tàu metro số 1 chạy tự động

Trong lần chạy thử nghiệm tự động đầu tiên, tuyến metro số 1 đã mang đến cho hàng trăm hành khách một hành trình đầy cảm xúc.

Sách hay về TP.HCM

Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

https://vietnamnet.vn/tphcm-de-xuat-28-co-che-chua-tung-co-de-hoan-thanh-he-thong-500km-metro-2288032.html

Tuấn Kiệt/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm