Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

TP.HCM đạt mức tăng trưởng 5,87% trong quý II như dự báo

Từ mức 0,7% của quý đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) trong quý II đã tăng mạnh và đạt mốc 5,87%.

Từ mức 0,7% của quý đầu năm, TP.HCM đạt mức tăng trưởng 5,87% trong quý II như dự báo. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tổng cục thống kê TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm nay. Đồng thời, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng còn lại.

Theo đó, GRDP quý II năm nay tăng 5,87%, cao hơn mức tăng của quý II năm ngoái. Cơ quan này ước tính GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ, cũng cao hơn mức tăng của 6 tháng năm 2022.

TP.HCM thu hút hơn 2 tỷ USD vốn góp ngoại trong 6 tháng

Cụ thể, khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP khi tăng 4,96% so với cùng kỳ và đóng góp 89% vào tốc độ tăng GRDP. Riêng 9 ngành dịch vụ chủ yếu của TP chỉ tăng 4,92%, chủ yếu do ngành kinh doanh bất động sản giảm 11,58%. Nhóm ngành này đóng góp 80,6% vào tốc độ tăng GRDP.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng 2,14% so với cùng kỳ và đóng góp 0,3% vào tốc độ tăng GRDP.

Trong khi đó, tỷ trọng theo giá hiện hành của khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm đến 20,7% GRDP, tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn nên chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ và đóng góp tương ứng 5,1% vào tốc độ tăng GRDP. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 2,59%, đóng góp 13,8% vào mức tăng GRDP và ngành xây dựng giảm 8,45%, làm giảm 8,7% tốc độ tăng GRDP.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong 6 tháng đầu năm cũng tăng 1,9% so với cùng kỳ. Chia ra, ngành khai khoáng giảm 2%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 5,2%.

tinh hinh tang truong tp.hcm anh 1

Do mức tăng trưởng của ngành bất động sản giảm 11,58%, kéo theo 9 ngành dịch vụ chủ yếu của TP chỉ tăng 4,92% trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Cục Thống kê TP.HCM cho rằng mức tăng trưởng 3,55% trong 6 tháng đầu năm nay tuy còn khiêm tốn nhưng phản ánh kết quả những cố gắng của chính quyền TP trong giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong đó, việc giảm lãi suất điều hành và nới lỏng chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng với hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm khi duy trì mức tăng trưởng ổn định 8,01% so với cùng kỳ và nhiều dự án bất động sản cũng được vay vốn để hoạt động.

Đồng thời, lạm phát hạ nhiệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục giảm từ đầu năm đến nay.

Đáng chú ý, số dự án có vốn nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư tăng 69,1% về số dự án. Đồng thời, số vốn góp, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp gấp 3,6 lần so với cùng kỳ đạt hơn 2,2 tỷ USD. Tính chung, tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn nước ngoài đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ, điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng lựa chọn môi trường đầu tư của TP.

Ngoài ra, những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh có khả năng chuyển đổi số kịp thời, phù hợp với trạng thái "bình thường mới" vẫn giữ nhịp tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, các hoạt động lưu trú, ăn uống và thương mại điện tử phát triển, khách du lịch quay trở lại.

Cần đẩy mạnh đầu tư công, kích cầu nội địa

Cũng trong báo cáo này, Cục Thống kê TP.HCM cho rằng TP cần phát huy những kết quả tích cực, giải quyết những khó khăn, tồn tại và giữ vững vai trò đầu tàu.

Đầu tiên, TP cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để sớm đưa các công trình, dự án vào hoạt động. Đặc biệt chú trọng giải ngân các dự án trọng điểm mang tính kết nối vùng, có tác động lan toả cao như: Dự án Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 3, nhà ga T3, cao tốc HCM - Mộc Bài.

Cùng với đó, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước; tăng cường kết nối giao thương giữa các địa phương, các quốc gia để tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước.

Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, TP đồng hành, tháo gỡ khó khăn về nguồn lực vốn cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TP.HCM. Chú trọng đánh giá, phát triển công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy những ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp với tình hình mới.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng nên tập trung nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, chất lượng đào tạo nghề nhằm cải thiện năng suất lao động; chú trọng thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực ngành y tế, giáo dục, du lịch (vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch).

Ngoài ra, tăng cường công tác dự báo, kiểm tra và bình ổn giá cả; xây dựng các giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường; giữ vững ổn định thị trường tài chính, thị trường bất động sản.

Có 6 dự án ở TP.HCM đáp ứng tiêu chí vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Trong đó, có 3 dự án nhà ở xã hội, 1 dự án cho công nhân thuê và 2 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Chủ đầu tư 6 dự án này có nhu cầu vay tổng cộng gần 2.777 tỷ đồng.

Chuyên gia: TP.HCM đã có ‘chiếc áo’ rộng hơn để phát triển siêu đô thị

Sau nhiều năm được đánh giá phải mặc một “chiếc áo” quá chật so với một siêu đô thị, với những cơ chế đặc thù mới được Quốc hội thông qua, TP.HCM kỳ vọng sẽ phát triển nhanh hơn.

Hơn 60 dự án ở TP.HCM không đủ điều kiện làm nhà ở thương mại

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có báo cáo UBND TP.HCM về tình hình thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư hàng trăm dự án nhà ở trên địa bàn.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm