Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 60 dự án ở TP.HCM không đủ điều kiện làm nhà ở thương mại

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có báo cáo UBND TP.HCM về tình hình thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư hàng trăm dự án nhà ở trên địa bàn.

Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã chia ra 2 nhóm các dự án đang vướng mắc và đề xuất hướng xử lý trong thời gian tới.

Nhóm thứ nhất là các dự án đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện nay Sở này đang thụ lý 117 hồ sơ. Trong đó, có đến 62 dự án không đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại do dự án không có đất ở hoặc không nhận chuyển nhượng toàn bộ đất ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Đối với nhóm này, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND TP không chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án này vì không đáp ứng được điều kiện để được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án nhà ở theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở.

Đồng thời, thông tin cho nhà đầu tư được biết về việc không tiếp tục xử lý hồ sơ đề nghị của nhà đầu tư.

Cụ thể, một số dự án thuộc nhóm kiến nghị không chấp thuận chủ trương đầu tư như: khu nhà ở thấp tầng Nam Khang (6,5 ha) do Công ty CP Bất động sản Nam Khang làm chủ đầu tư; Saigon River Apartment (2,83 ha) do Công ty CP bất động sản làm chủ đầu tư.

Khu phức hợp Trường Phước Lộc (7,1 ha) do Công ty CP Bất động sản Trường Phát Lộc làm chủ đầu tư; dự án Khu dân cư CityLand (6,6 ha) do Công ty TNHH Đầu tư địa ốc thành phố làm chủ đầu tư.

Khu nhà ở thấp tầng Tâm Đại Thành Công (30,64 ha) do Công ty TNHH Bất động sản Đại Thành Công làm chủ đầu tư; dự án Khu nhà ở An Phú (6,1 ha) do Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư; Khu nhà ở tại phường Bình Trị Đông B quận Bình Tân (2,5 ha) do Công ty cổ phần Phát triển Hoa Lâm làm chủ đầu tư; dự án Khu căn hộ Điền Phúc Thành...

Đối với 55 dự án còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xem xét giải quyết chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định. Trong đó, có 3 dự án đang vướng mắc về pháp lý, 3 dự án đang được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và 49 dự án có vướng mắc thuộc thẩm quyền xem xét của thành phố…

Để giải quyết các vấn đề này, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng nghiên cứu kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng xem xét giải quyết với các dự án đang vướng mắc về pháp lý.

Còn với một số dự án khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị chờ kết luận của các cơ quan chức năng đối với các dự án đang thanh, kiểm tra sau đó tiếp tục xem xét giải quyết. Đồng thời, các sở ngành liên quan phối hợp giải quyết theo chức năng nhiệm vụ để giải quyết vấn đề của các dự án vướng mắc thuộc thẩm quyền xem xét của thành phố. Bên cạnh đó, các dự án chưa hoàn thiện hồ sơ nhà đầu tư tiếp tục bổ sung hồ sơ theo quy định.

Nhóm thứ 2 mà Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét là nhóm 50 dự án đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Trong đó, 19 dự án đang gặp vướng mắc về quy định của pháp luật, 4 dự án có vướng mắc do quá trình rà soát pháp lý dự án thực hiện trước đây, 3 dự án có vướng mắc do đang trong quá trình được cấp có thẩm quyền tiến hành thanh tra, 19 dự án đang được xem xét giải quyết và 5 dự án đang trong quá trình lấy ý kiến các cơ quan chức năng nên chưa xác định được khó khăn, vướng mắc.

Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất UBND TP chỉ đạo các sở ngành giải quyết vướng mắc cho từng dự án theo thẩm quyền. Ngoài ra, cần sớm có ý kiến gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để đơn vị tổng hợp, báo cáo UBND TP.HCM.

Chủ đầu tư ngoại gom cổ phần loạt dự án bất động sản ở TP.HCM

Giữa lúc thị trường BĐS ảm đạm, không ít chủ đầu tư đã phải bán bớt dự án hoặc cổ phẩn dự án để duy trì hoạt động, và doanh nghiệp ngoại là nhóm chiếm ưu thế trong cuộc chơi này.

Dự án gần 1.800 tỷ đồng tại Tây Hồ Tây đổi chủ

Dự án Tổ hợp không gian sáng tạo CMC tại Hà Nội (CMC Creative Space Hanoi) thuộc Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây vừa được Công ty THT chuyển nhượng cho Tập đoàn CMC.

Sonadezi Long Thành muốn bán toàn bộ cổ phiếu quỹ

Lô cổ phiếu quỹ mà Sonadezi Long Thành muốn bán đang có giá trị thị trường gần 96 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp này có thể lãi khoảng 73 tỷ đồng nếu hoàn thành thương vụ.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm