Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM dành 50 tỷ mỗi năm để bảo tồn 172 di tích

"Trong 10 năm, từ 1998 đến 2008, thành phố chi 500 tỷ bảo tồn di tích, tức 50 tỷ/năm để bảo tồn 172 di tích. Như vậy là quá thấp", Phó chủ tịch HĐND TP.HCM nói.

Kỳ họp thứ 17 HĐND TP.HCM khóa IX chiều 8/12 dành phần lớn thời gian thảo luận về vấn đề bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê cho biết Ban Tuyên giáo Thành ủy nhận được nhiều đơn thư kiến nghị phản ánh nhưng thời gian gần đây do hiểu biết hạn chế và quản lý chưa đi vào nề nếp nên còn xảy ra nhiều câu chuyện hết sức xót xa về cách hành xử với bảo vật. 

"Di sản là phần hồn của thành phố. Không có xưa thì không có nay. Nếu nhìn di sản như phần cần tháo dỡ thì chúng ta đã đánh mất chúng ta", đại biểu Khuê thẳng thắn nhận định. 

bao ton di san TP.HCM anh 1

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê kiến nghị tăng vốn xã hội hóa cho việc bảo tồn di sản. Ảnh: Lê Quân.

Ông Khuê đề xuất TP cần chủ động phát huy nguồn vốn xã hội hóa để bảo tồn di sản thay vì cứ trông vào nguồn lực của Nhà nước.

Có quan điểm tương tự, Phó chủ tịch HĐND Phạm Đức Hải nêu vấn đề về việc công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tích của TP còn thiếu chính sách cụ thể. "10 năm toàn TP chỉ huy động được 400 tỷ xã hội hóa thì không tương xứng với những gì người dân TP.HCM quan tâm về văn hóa", ông Hải nêu vấn đề.

Ông Hải dẫn lại kết quả điều tra vừa được Ban Tuyên giáo Thành ủy thực hiện tháng 4/2019 với 1.100 phiếu khảo sát. Theo đó, 74% người dân cho rằng cần xây dựng, phát triển văn hóa song song với kinh tế, 15,7% cho rằng cần phát triển văn hóa trước. Tham quan bảo tàng là loại hình du lịch được 50,18% người dân yêu thích, chiếm vị trí thứ 2 trong 11 loại hình du lịch được đề xuất.

bao ton di san TP.HCM anh 2

Nhà cổ di sản Vân Đường phủ của học giả Vương Hồng Sển chưa được tận dụng hết giá trị di sản. Ảnh: Lê Quân.

Phó chủ tịch HĐND TP cho rằng thành phố thu nhiều ngân sách nhưng giữ lại ít nên không có tiền để đầu tư cho phát triển, bảo tồn di tích. "Trong 10 năm, từ 1998 đến 2008, TP chi 500 tỷ bảo tồn di tích, tức 50 tỷ/năm để bảo tồn 172 di tích. Như vậy là quá thấp", ông Hải thông tin.

Giải trình với các đại biểu, Giám đốc Sở Văn hóa TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết mới đây sở đã thực hiện theo chỉ đạo UBND TP đẩy mạnh xã hội hóa và mời gọi đơn vị đầu tư. Hiện đã trình UBND 2 dự án mới là Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng Lịch sử. Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã phê duyệt và khởi công từ tháng 6/2019 với quy mô 300 tỷ.

Một số thẩm phán ở TP.HCM hạn chế năng lực, trình độ

Đó là đánh giá của Ban Pháp chế HĐND TP.HCM khi chỉ ra những hạn chế trong hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án nhân dân TP năm 2019.

Nhà cổ gần 130 tuổi của 'tiểu thư họ Trần' ở Bình Dương

Nhà cổ Trần Công Vàng gần 130 năm tuổi là địa điểm hiếm thấy hiện nay khi vừa là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật vừa là nơi thờ tự, sinh sống của một gia đình.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm