Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tour mua sắm ngàn tỷ của anh em Trần Lệ Nguyên

Hai anh em doanh nhân kín tiếng Trần Lệ Nguyên - Trần Kim Thành, ông chủ Kinh Đô, đang đẩy mạnh giải ngân hàng nghìn tỷ đồng có trong tay.

Rải tiền

Cuối tháng 6/2014, giới đầu tư xôn xao với những thông tin mua bán sáp nhập (M&A) từ ĐHCĐ của Kinh Đô (KDC). Theo đó, DN của hai anh em nhà ông Trần Lệ Nguyên (Phó chủ tịch HĐQT) và ông Trần Kim Thành (Chủ tịch HĐQT) cùng lúc thông qua 3 kế hoạch lớn: hợp tác với Saigon Vewong và đầu tư vào Vocarimex và công ty PhinDeli.

Thông tin bước đầu cho thấy, Kinh Đô đã đầu tư và nắm quyền chi phối công ty PhinDeli - một DN đình đám của ông Phạm Đình Nguyên với sự thương vụ mua lại thị trấn Buford thuộc Bang Wyoming (Mỹ) đổi tên thành "Thị trấn PhinDeli". PhinDeli là một DN mới có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, khá nhỏ bé nhưng thương hiệu PhinDeli lại được biết đến rộng rãi.

Không biết Kinh Đô bỏ ra bao nhiêu tiền, nhưng tất cả đều hiểu rằng đây là hành động cụ thể trong chiến lược xoáy vào 3 ngành nghề trọng tâm trong tương lai của DN này là cà phê, mỳ gói và dầu ăn mà anh em Trần Lệ Nguyên và Trần Kim Thành đã xác định rõ ràng cho DN của mình trong nỗ lực vươn lên vị trí thứ 3 trên thị trường.

Hai anh em doanh nhân Trần Lệ Nguyên - Trần Kim Thành đang đẩy mạnh giải ngân hàng nghìn tỷ đồng có trong tay.

Hai anh em doanh nhân Trần Lệ Nguyên - Trần Kim Thành đang đẩy mạnh giải ngân hàng nghìn tỷ đồng có trong tay.

Tại ĐHCĐ, KDC tuyên bố rở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex).

Theo cam kết, KDC cũng không được công bố tỷ lệ sở hữu cũng như giá mua cổ phần của Vocarimex.

Tuy nhiên, con số này có lẽ là không nhỏ bởi Vocarimex trước đó nắm giữ 32% tại Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) và 51% Tường An. Hai DN đang nắm giữ 37% và 23% thị phần dầu ăn. Cái Lân sở hữu nhiều thương hiệu dầu ăn nổi tiếng như Neptune, Simply, Cái Lân, Meizan...

Thông tin của Vocarimex vừa công bố cho thấy, Kinh Đô đang nắm giữ 24% cổ phần DN này và mức giá khởi điểm IPO là 11.300 đồng/cp. Dựa theo con số này, KDC đã bỏ ra khoảng 330 tỷ đồng cho thương vụ nói trên.

KDC cũng tiết lộ kế hoạch hợp tác với Sài Gòn Vewong - DN có thương hiệu nổi tiếng mì gói và bột ngọt A- One - để tham gia thị trường mì ăn liền vào quý III năm nay và sẽ mở rộng sang cả mặt hàng nước chấm, cháo, phở ăn liền...

Quyết định bạo tay chi tiền để lấn sân ngành thực phẩm tiêu dùng thiết yếu của anh em nhà họ Trần có lẽ không có gì ngạc nhiên bởi sự bùng nổ của nhóm ngành hàng mỳ ăn liền, dầu ăn và cà phê trong thời gian gần đây. Những động thái "lấn sân" cũng đã được KDC dậm dạp trước đó khá lâu và nhất là trong tay DN này có tới 4.000 tỷ đồng tiền mặt như trong thời gian vừa qua.

Cuộc đại chiến phía trước

Phạm Đình Nguyên bắt tay Trần Lệ Nguyên: Liệu có còn nguyên?

Khi ông chủ thương hiệu cà phê PhinDeli quyết định bắt tay hợp tác với bánh kẹo Kinh Đô, vị thế thương hiệu cà phê PhinDeli trên thị trường ra sao vẫn là một ẩn số.

Trước đó, cú thu hút 5 NĐT chiến lược là các DN BĐS có tiếng trên thị trường đóng góp hơn 1.700 tỷ đồng vào Kinh Đô (để mua 40 triệu cổ phần KDC) hồi cuối tháng 5/2014 là một động thái cho thấy Kinh Đô đang xoay tiền để chuyển hướng.

Thực tế kinh doanh thời gian vừa qua cho thấy, Kinh Đô khó có thể bứt phá được nếu chỉ dựa vào ngành bánh kẹo. Sự bùng nổ và tương lai sáng lạng của ngành thực phẩm tiêu dùng thiết yếu đã khiến Kinh Đô "đóng đinh" 3 mũi nhọn chiến lược là mỳ gói, dầu ăn và cà phê.

Thực tế kinh doanh thời gian vừa qua cho thấy, Kinh Đô khó có thể bứt phá được nếu chỉ dựa vào ngành bánh kẹo.

Thực tế kinh doanh thời gian vừa qua cho thấy, Kinh Đô khó có thể bứt phá được nếu chỉ dựa vào ngành bánh kẹo.

Quyết định đầu tư vào Vocarimex; rót tiền mua cổ phần thương hiệu cà phê mới nổi tiếng trong nước và quốc tế PhinDeli hay Saigon Vewong... trên thực tế là những bước đi cụ thể để phục cho chiến lược nói trên.

Trong vài năm gần đây, các hoạt động của KDC khá ấn tượng. DN này liên tục làm ăn có lãi với tỷ suất khá cao so với DN cùng ngành cũng như DN ở các ngành nghề khác. Tuy nhiên, tư duy "đi một mình" có lẽ không còn hợp thời. Các thị trường dần dần sẽ chỉ còn là sân chơi cho vài ba ông lớn trên mỗi lĩnh vực. Cuộc cạnh tranh khốc liệt, nhất là trên thị trường hàng tiêu dùng và nguy cơ tụt hậu có lẽ đã khiến KDC phải chia sẻ cái bánh của mình với nhiều đại gia khác để mở rộng quy mô.

Tuy nhiên, việc thâm nhập vào các thị trường mới không hề dễ dàng khi mà các thương hiệu mạnh đều đã chiếm lĩnh thị phần.

Ở mảng cà phê, thị trường đã có sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các thương hiệu như Nestle, Trung Nguyên, G7, Vinacafe... nhưng đây vẫn là một mảng còn tiềm năng phát triển, với cả thị trường trong và ngoài nước.

Sự nổi tiếng ngờ của thương hiệu cà phê PhinDeli, gắn liền tới cái phin pha cà phê của Việt Nam và với thương vụ mua cả một thị trấn Buffon, Mỹ của doanh nhân Phạm Đình Nguyên trước đó, là cơ hội để anh em Trần Lệ Nguyên-Trần Kim Thành hào hứng đầu tư.

Ở lĩnh vực dầu ăn và mỳ gói cũng đều đã có các thương hiệu vững chắc. Việc xây dựng, phát triển một thương hiệu mới chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian. Con đường ngắn nhất do vậy không thể ngoài M&A. Thế mạnh về tiền mặt và khao khát của nhiều đại gia ở nhiều lĩnh vực khác như BĐS muốn được tham gia vào những lĩnh vực nóng là yếu tố cơ bản để anh em nhà họ Trần có thể mở rộng tiềm lực của mình.

Cuộc chơi của Kinh Đô dường như muốn vươn lên thành DN đã lớn mạnh như những điển hình thành công, nhanh chóng thống trị thị trường tiêu dùng của Việt Nam gần đây. Trường hợp đặc biệt nhất là Masan. Chỉ trong vài năm gần đây Masan đã thực trở thành một thế lực to lớn trên thị trường tiêu dùng Việt Nam, sở hữu hàng loạt thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng.

Mục tiêu giành giật vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực đang trở nên nóng hơn bao giờ hết và với Kinh Đô cuộc đại chiến đang chờ ở phía trước.

 

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/184965/tour-mua-sam-ngan-ty-cua-anh-em-tran-le-nguyen.html

Theo Huấn Tú/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm