Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc: Thế giới vẫn 'gõ cửa thảm họa khí hậu'

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng thế giới vẫn đứng trước bờ vực “thảm họa” sau khi thỏa thuận tại COP26 được cho là kém xa so với khuyến cáo khoa học.

“Hành tinh của chúng ta đang ở thế nghìn cân treo sợi tóc”, ông Guterres nói trong một tuyên bố hoan nghênh tiến triển ở hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland, AFP đưa tin ngày 14/11.

Nhưng ông nhấn mạnh thỏa thuận này là “chưa đủ”. “Chúng ta vẫn đang gõ cửa thảm họa khí hậu”, ông nói.

Ông Guterres đưa ra tuyên bố trên sau khi gần 200 nước tham gia COP26 nhất trí loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và giảm dần điện than, sau quá trình đàm phán kéo dài quá hạn chót hơn 24 tiếng.

COP26 anh 1

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại COP26. Ảnh: Reuters.

Theo New Scientist, những cam kết tại COP26 sẽ khiến Trái Đất ấm lên 2,4 độ C trong thế kỷ này, thấp hơn mức 2,7 độ C được dự đoán trước hội nghị nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu chung 1,5 độ C.

Các bên liên quan có thái độ khác nhau trước kết quả của COP26. Ủy ban Châu Âu (EC) ngày 14/11 đã hoan nghênh thỏa thuận tại Glasgow.

“COP26 đã làm hoàn thiện bộ quy định của Hiệp định Paris và giữ cho các mục tiêu trong hiệp định này còn sống”, EC nói trong một tuyên bố, theo AFP.

Tương tự EC, Chủ tịch COP26 Alok Sharma cho rằng hội nghị này đã giữ cho mục tiêu 1,5 độ C ở trong tầm với.

“Nhưng mục tiêu này đang thoi thóp và sẽ chỉ sống sót nếu chúng ta giữ lời hứa và chuyển cam kết thành hành động nhanh chóng”, ông Sharma nói. “Lịch sử đã được làm nên tại Glasgow”.

Ngược lại, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg cho rằng COP26 không đạt được điều gì ngoài các cuộc tranh luận vô nghĩa.

Trong khi đó, Giám đốc của tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace Jennifer Morgan nhận định từ ngữ có thể bị thay đổi nhưng COP26 vẫn ra tín hiệu về sự chấm hết của thời đại than đá.

Bọc chăn chống lửa bảo vệ cây cổ thụ lớn nhất thế giới Cháy rừng ở California đe dọa sự sống của hàng loạt sinh vật trong Vườn quốc gia Sequoia. Các nhân viên cứu hỏa đã bọc chăn chống lửa quanh gốc cây cổ thụ lớn nhất thế giới.

Các nước đạt thỏa thuận lịch sử tại COP26

Gần 200 quốc gia tham gia COP26 tại Glasgow, Scotland đồng ý loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và giảm dần điện than, sau quá trình đàm phán kéo dài quá hạn chót hơn 24 tiếng.

Không tìm được tiếng nói chung, COP26 có thể đàm phán xuyên đêm

Cuộc thảo luận tại COP26 dự kiến kéo dài đến chiều 13/11 (giờ địa phương) sau khi các bên không đạt được một thỏa thuận chung do những bất đồng về quan điểm chưa được giải quyết.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm