Theo một tuyên bố từ văn phòng tổng thống hôm 13/2, Mpumalanga và Eastern Cape là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, Reuters đưa tin. Đợt lũ lụt này là kết quả của lượng mưa lớn do hiện tượng thời tiết La Nina gây ra.
Bên cạnh đó, Gauteng, KwaZulu-Natal, Limpopo, Northern Cape và North West cũng hứng chịu lũ lụt.
Việc viện dẫn đạo luật thảm họa quốc gia mang lại cho chính phủ thêm quyền hạn, bao gồm cả việc mua sắm và cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng như khả năng bỏ qua các hạn chế theo luật hiện hành.
Theo tuyên bố trên, cảnh sát quốc gia và lực lượng quốc phòng có thể được huy động để giúp ứng phó với lũ lụt. Tuyên bố cũng cho biết đợt lũ lụt này đã dẫn đến tác động trên phạm vi rộng, từ nhà cửa và xe cộ bị ngập nước cho đến việc mất mát cơ sở hạ tầng cơ bản.
Không những vậy, nhiều nông dân cho rằng thiệt hại về mùa màng và vật nuôi sẽ tiếp tục tăng do mô hình thời tiết này được dự báo sẽ duy trì "trong suốt đầu năm 2023".
Lũ lụt ở Komania, Eastern Cape, vào tháng 2. Ảnh: Đô thị quận Chris Hani. |
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Ramaphosa đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia vào tuần trước liên quan đến cuộc khủng hoảng điện ở Nam Phi. Việc cắt điện hàng ngày đang làm tê liệt các doanh nghiệp tại nước này.
Ông Ramaphosa cũng cảnh báo tình trạng cắt điện diễn ra hàng ngày tại quốc gia phát triển nhất châu Phi là "mối đe dọa lớn tới nền kinh tế và sự ổn định của xã hội" của nước này, Financial Times đưa tin.
Đạo luật thảm họa quốc gia cũng được viện dẫn vào tháng 3/2020 để đối phó với đại dịch Covid-19 và vào tháng 4/2021 để ứng phó với lũ lụt ở tỉnh KwaZulu-Natal.
Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc
Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.